Viêm phế quản bội nhiễm ở trẻ em là một bệnh lý phức tạp. Bội nhiễm là chỉ tình trạng nhiễm trùng tại vị trí đã viêm nhiễm trước đó. Ngoài vi khuẩn hay virus đã gây nên bệnh thì người bệnh còn bị tấn công bởi vi khuẩn và virus khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tốt nhất.
Viêm phế quản bội nhiễm ở trẻ em là gì?
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của phế quản bị viêm nhiễm. Bị tắc nghẽn và tăng tiết dịch nhầy khiến người bệnh khó thở. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, tạo điều kiện cho mầm bệnh. Bội nhiễm là tình trạng trong đó một nhóm virus và vi khuẩn khác trước gây nhiễm trùng tại vị trí nhiễm trùng trước đó.
Theo các chuyên gia y tế, viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng nặng hơn của viêm phế quản thông thường. Nguyên nhân là khi bị viêm phế quản không được điều trị đúng cách dẫn đến bệnh phát triển nặng hơn.
Vì đây là bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp. Do đó nếu không có các biện pháp phòng bệnh. Virus hoặc vi khuẩn sẽ lây từ người này sang người khác thông qua:
- Tiếp xúc với nước bọt, chất nhầy với người mắc bệnh của người bệnh do họ hắt hơi, khạc nhổ vào không khí.
- Dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân như bàn chải, khăn lau mặt.
- Dùng chung bát, đũa, chén không sạch.
Nhận biết viêm phế quản bội nhiễm như thế nào?
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản bội nhiễm cũng giống như triệu chứng của viêm phế quản thông thường. Tuy nhiên mức độ nặng hơn, do đó người bệnh tuyệt đối không được chủ quan khi thấy các dấu hiệu sau:
- Ho nhiều, ho khạc đờm có màu trắng, xanh hoặc vàng, có mùi hôi.
- Ngứa họng, rát họng.
- Sốt cao trên 38.5 độ C, sốt kéo dài nhiều ngày.
- Thở khò khè, khó thở, thở nhanh.
- Đau ngực, đau nặng hơn khi ho.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
Đối với trẻ nhỏ cần được đưa đến trung tâm y tế ngay lập tức để được cấp cứu nếu thấy các dấu hiệu sau:
- Thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn.
- Thở nhanh trên 60 nhịp/phút, khó thở, tức ngực khi hít vào.
- Nôn, mê sảng, mất ý thức.
- Mệt mỏi, da xanh xao.
Viêm phế quản bội nhiễm gây ra tác hại gì?
Bệnh có thể dẫn đến viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Các loại virus và vi khuẩn mới khó bị tiêu diệt hơn vì chúng có thể kháng thuốc. Một số trường hợp gặp khó khăn khi xác định vi khuẩn và virus mới dẫn đến khó tìm ra phương pháp chữa trị chính xác.
Viêm phế quản bội nhiễm có thể lây lan sang các cơ quan xung quanh. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan đó, đặc biệt là tim và phổi. Có thể dẫn đến bệnh hen phế quản do vi khuẩn, virus làm co thắt phế quản. Gây suy hô hấp, nhất là trẻ em dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất vì chức năng phổi còn yếu suy giảm. Ngoài ra có thể gây biến chứng tràn khí màng phổi.
Phác đồ điều trị viêm phế quản bội nhiễm
Điều trị từ nguyên nhân
Nếu nguyên nhân gây viêm phế quản bội nhiễm được xác định là do virus và vi khuẩn. Thông thường để điều trị bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh tùy theo mức độ bệnh và loại virus, vi khuẩn trong cơ thể. Trong một số trường hợp, bác sĩ phải chỉ định sử dụng phối hợp nhiều nhóm thuốc kháng sinh để tăng khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn. Ví dụ, sử dụng kết hợp ampicillin và sulbactam.
Điều trị triệu chứng
Kết hợp điều trị từ nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc để làm giảm các triệu chứng của trẻ. Các nhóm điều trị triệu chứng thường gặp bao gồm: Thuốc giảm ho, giảm đờm, hạ sốt, thuốc giãn phế quản hoặc chống viêm corticoid,…
Để điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản bội nhiễm, ba mẹ phải tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ với trẻ. Không được tự ý ngưng thuốc, tăng liều lượng để tránh tình trạng kháng thuốc, tác dụng phụ.
Vỗ rung hoặc dẫn lưu
Trong trường hợp nhiều chất nhầy, tắc nghẽn đường thở và bệnh nhân không thể tự tống ra ngoài. Các bác sĩ sẽ chỉ định đặt ống dẫn lưu bằng hoặc vỗ rung.
Cách chăm sóc trẻ viêm phế quản bội nhiễm
Bên cạnh việc điều trị thì ba mẹ chú ý chăm sóc trẻ để hỗ trợ việc điều trị thêm hiệu quả. Biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh là:
- Vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối hàng ngày.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là mũi và họng khi thời tiết thay đổi, trở lạnh.
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Khi nằm, cần kê cao gối cho trẻ để dễ thở.
- Ăn thêm trái cây, rau xanh, thức ăn mềm, dễ nuốt,…
- Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn, quá mặn, quá ngọt, đồ cay nóng, chua,…
- Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài và nơi đông người.
- Khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng cúm đầy đủ.
Kết,
Viêm phế quản bội nhiễm ở trẻ em là một tình trạng khá nghiêm trọng. Có thể có biến chứng nguy hiểm. Để điều trị hiệu quả, ba mẹ phải điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp kết hợp để trẻ nhanh chóng khoẻ mạnh hơn. Hy vọng bài viết trên đã giúp phụ huynh hiểu hơn căn bệnh này để phòng ngừa cho trẻ.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về bệnh viêm phế quản và phương pháp điều trị. Đừng ngần ngại liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để chúng tôi giải đáp cho bạn ngay nhé.