Viêm phế quản cấp là bệnh viêm đường hô hấp mà ai cũng có thể mắc phải trong cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng của viêm phế quản cấp thường rất dễ nhận biết. Bệnh thường xuất hiện sau khi bùng phát cảm cúm. Vậy nguyên nhân viêm phế quản cấp là gì? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đề cùng phòng tránh nhé.
Viêm phế quản cấp là gì?
Niêm mạc phế quản có chức năng ngăn cản và tống bụi bẩn, chất độc hại ra ngoài. Giữ cho đường thở luôn sạch sẽ và thông thoáng. Viêm phế quản cấp xảy ra khi niêm mạc của phế quản bị nhiễm trùng và có thể gây viêm mũi, họng, thanh quản.
Viêm phế quản cấp là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến vì môi trường ngày càng ô nhiễm. Hầu như tất cả mọi người đều mắc vài lần trong đời. Bệnh có thể tự lành sau 1-2 tuần chăm sóc và không để lại biến chứng.
Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý, có nhiều trường hợp viêm phế quản cấp với các triệu chứng không điển hình. Đôi khi dẫn đến chẩn đoán nhầm với các bệnh nhiễm trùng phổi khác như viêm phổi, phổi có mủ,…
Ngoài ra ở một số bệnh nhân viêm phế quản cấp tính dễ bị bội nhiễm khiến bệnh kéo dài có thể dẫn đến viêm phế quản mãn tính. Bệnh không điều trị sớm còn gây ra những biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, …nên người bệnh không được chủ quan.
Nguyên nhân viêm phế quản cấp
Virus
Hiện nay, đây được coi là “thủ phạm” chính gây ra bệnh viêm phế quản cấp. Các loại virus thường gặp có thể là herpes, corona, virus đại thực bào hô hấp,…
Vi khuẩn
Đây cũng là một tác nhân phổ biến như virus. Nhóm vi khuẩn thường gặp có thể là Haemophylus influenzae, tụ cầu, liên cầu,…
Do mắc các bệnh lý khác
Các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng đường hô hấp trên cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản cấp.
Sức đề kháng yếu
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm do cảm lạnh. Người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng phế quản cấp.
Thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường, trở lạnh dễ gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến sưng tấy và viêm nhiễm.
Khói thuốc lá
Hút thuốc lá hay hít khói thuốc thụ động cũng dễ bị viêm phế quản cấp. Vì nicotin trong thuốc lá rất có hại cho niêm mạc đường hô hấp.
Các chất hóa học
Có một số hóa chất từ nhà máy hàng dệt, hơi hóa chất như clo và amoniac có khả năng gây kích ứng phổi nếu tiếp xúc thường xuyên và trong nhiều giờ.
Triệu chứng phát hiện viêm phế quản cấp
- Ho: Ho dai dẳng, ho khan, ho có đờm. Ho kèm theo các triệu chứng như tức ngực, chảy nước mũi.
- Đau họng: Cổ họng có thể bị sưng, nóng rát và đau khi nuốt.
- Sốt: Sốt từng cơn hoặc liên tục. Đôi khi bệnh nhân không sốt.
- Tiết ra đờm: Phản ứng viêm gây tiết đờm, màu sắc của đờm có thể xanh, trắng hoặc vàng. Chứng tỏ nguyên nhân gây viêm phế quản là do vi khuẩn hoặc virus.
- Thở khò khè: Khi thành phế quản bị viêm, sưng và phù nề. Làm hẹp đường phế quản nên không khí đi qua khe hẹp gây ra thở khò khè.
- Mệt mỏi: Bệnh nhân chán ăn, xanh xao, lừ đừ do các triệu chứng trên càng làm suy giảm hệ miễn dịch.
- Một số biểu hiện khác: Khó thở, thở nhanh, cần đi khám nếu các triệu chứng trên kéo dài trên 5 ngày. Để phân biệt viêm phế quản cấp với các bệnh đường hô hấp khác tốt nhất là đi kiểm tra để điều trị phù hợp.
Biến chứng viêm phế quản cấp
Không chỉ viêm phế quản cấp mà bất kỳ bệnh lý nào nếu không điều trị đúng cách và kịp thời đều gây ra biến chứng nguy hiểm. Nếu các ổ viêm nhiễm trong phế quản không được loại bỏ hoàn toàn thì sẽ dẫn đến viêm phế quản mãn tính, thậm chí gây suy hô hấp cấp tính.
Trường hợp có các triệu chứng như ho, có đờm, thở khò khè, khó thở, bệnh kéo dài hơn 5 ngày không thuyên giảm. Cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, làm xét nghiệm, chụp X-quang,… Để chẩn đoán và loại trừ các bệnh nguy hiểm khác như ung thư phổi, hen phế quản, lao phổi, tắc nghẽn phổi, suy tim.
Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản cấp hiệu quả
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cũng nên tuân thủ các biện pháp phòng bệnh. Để tránh lây nhiễm cũng như tránh biến chứng thành viêm phế quản cấp.
- Tránh xa các chất kích thích như khói thuốc lá. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, bụi bẩn không khí, giữ ấm cơ thể về mùa lạnh.
- Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đặc biệt với môi trường ô nhiễm hiện na. Hoặc tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa có mùi hương nồng.
- Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Chăm chỉ tập thể dục điều độ, tăng sức bền.
- Vệ sinh răng miệng, mũi họng đúng cách hàng ngày.
- Nếu mắc các bệnh như viêm tai mũi họng cần tích cực điều trị, tiêm vắc-xin phòng cúm, phế cầu, viêm phổi mãn tính,…
Kết,
Với những thông tin trên đây, bạn có thể nắm rõ các nguyên nhân viêm phế quản cấp. Từ đó có thể nhận biết sớm hoặc phòng tránh để không mắc bệnh. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ viêm phế quản nên nhanh chóng đi khám để chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu về bệnh viêm phế quản và phương pháp điều trị. Đừng ngần ngại liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để chúng tôi giải đáp cho bạn ngay nhé.