Trẻ nhỏ rất dễ bị viêm phế quản co thắt. Căn bệnh viêm đường hô hấp này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hít thở mà còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. Vậy nhận biết phế quản co thắt ở trẻ như thế nào? Có điều trị được không?
Sơ lược về bệnh phế quản co thắt ở trẻ
Trong y học, phế quản co thắt ở trẻ là tình trạng lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời. Do hoạt động co thắt của cơ trơn phế quản bị viêm. Đồng thời, khả năng tiết chất nhờn tăng cao cũng khiến không khí khó lưu thông. Điều này cũng gây ra một số triệu chứng bất thường cho người bệnh như thở khò khè, khó thở, ho có đờm.
Căn bệnh này phát sinh chủ yếu do đường hô hấp bị virus hợp bào RSV xâm nhập. Nơi ở của ký sinh trùng và sự phát triển của mầm bệnh thường nằm ở mũi họng. Nếu nhận thấy trẻ có sức đề kháng yếu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và tấn công mạnh hơn gây nên bệnh.
Trẻ em có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa phát triển hoàn thiện thường có nguy cơ cao bị viêm phế quản. Nhất là trong thời điểm khí hậu thay đổi thất thường. Ngoài ra một số nguyên nhân từ môi trường có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn nếu có cơ địa thường dị ứng.
Dấu hiệu co thắt phế quản theo giai đoạn
Triệu chứng co thắt phế quản cũng giống một số bệnh lý đường hô hấp khác. Đặc biệt là bệnh hen phế quản, do đó ba mẹ có thể bị nhầm lẫn. Xác định nguyên nhân sai có thể dẫn đến việc điều trị không hiệu quả. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết căn bệnh này? Sau đây là một số biểu hiện giúp ba mẹ nhận biết bệnh dễ dàng hơn:
- Ở giai đoạn đầu, hầu hết trẻ có triệu chứng sốt nhẹ kèm biểu hiện như hắt hơi, ho, và chảy nước mũi. Các triệu chứng này cũng rất giống với bệnh cảm cúm nên các ba mẹ cần chú ý tránh nhầm lẫn.
- Sau vài ngày, biểu hiện sốt bắt đầu cao hơn, đồng thời các triệu chứng biểu hiện rõ rệt hơn. Dấu hiệu điển hình là thở khò khè, thở gấp và khó thở do co thắt phế quản. Song song với các triệu chứng này còn kèm theo co cứng cơ cổ, cơ liên sườn, co thắt lồng ngực.
- Trong một số trường hợp, trẻ có triệu chứng buồn nôn, quấy khóc.
Điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ như thế nào?
Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp thường ảnh hưởng đến khả năng thở. Do đó phát hiện càng sớm để điều trị hiệu quả. Điều trị co thắt phế quản ở trẻ em tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe tổng quát. Đặc biệt, đối với trẻ co thắt phế quản nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại trú. Còn đối với trẻ co thắt phế quản nặng và nguy cơ suy hô hấp thì phải điều trị tại bệnh viện. Để được các bác sĩ theo dõi và can thiệp kịp thời khi phát sinh những tình huống không mong muốn.
Điều trị nguyên nhân
Để đưa ra giải pháp điều trị chính xác nhất, bác sĩ phải xác định được nguyên nhân gây bệnh.
- Nguyên nhân do virus: Hiện nay y học vẫn chưa nghiên cứu ra loại thuốc đặc trị cho nguyên nhân này. Nhưng vẫn có thể kiểm soát bệnh bằng cách sử dụng một số loại thuốc khác.
- Nguyên nhân do vi khuẩn: Sử dụng thuốc kháng sinh là giải pháp điều trị chủ yếu trong trường hợp này.
Đặc biệt, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ bị co thắt phế quản tiếp xúc với khói thuốc, khói bụi và các tác nhân khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Điều trị hô hấp
Điều trị suy hô hấp được áp dụng đối với những trẻ bị tức ngực, khó thở và có dấu hiệu tím tái do thiếu oxy. Trẻ cần được hỗ trợ hô hấp bằng một số thiết bị như máy thở oxy. Bên cạnh đó có thể sử dụng máy xông khí dung để giảm đờm, giãn phế quản và dễ thở hơn.
Điều trị triệu chứng
Bác sĩ hướng dẫn điều trị triệu chứng theo các cách sau:
- Trẻ có biểu hiện sốt: Bác sĩ kê đơn thuốc hạ sốt, thường là thuốc paracetamol. Ba mẹ nên cho trẻ uống theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định.
- Trẻ có triệu chứng ho, tăng chất nhầy: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng long đờm. Trẻ có triệu chứng ho không muốn ăn cần bù nước và điện giải ngay lập tức.
Kết,
Với những chia sẻ trên, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của phế quản co thắt ở trẻ. Từ đó, gia đình theo dõi trẻ nhiều hơn. Để dễ dàng phát hiện ra những biểu hiện bất thường về sức khỏe để điều trị sớm. Nếu bạn muốn tìm hiểu về bệnh viêm phế quản co thắt và phương pháp điều trị. Đừng ngần ngại liên hệ hotline 0983 96 95 96. Hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để chúng tôi giải đáp cho bạn ngay nhé.