Tỷ lệ người mắc bệnh hen suyễn ở nước ta ngày càng tăng cao. Do đó điều trị bằng thuốc là một điều quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Vậy hen phế quản uống thuốc gì? Cách sử dụng như thế nào? Mời bạn theo dõi tiếp bài viết dưới đây.
Thuốc điều trị hen phế quản là gì?
Thuốc trị hen phế quản có hiệu quả kiểm soát các triệu chứng hay không tùy thuộc vào một số yếu tố. Bao gồm tuổi tác, triệu chứng, tác nhân gây hen suyễn và loại thuốc sử dụng tốt nhất. Phòng ngừa kiểm soát hen phế quản lâu dài làm giảm tình trạng viêm đường thở gây ra các triệu chứng. Trong một số trường hợp cần dùng thuốc dị ứng.
Thuốc kiểm soát phế quản dài hạn
Những loại thuốc này kiểm soát bệnh hen suyễn hàng ngày và giảm nguy cơ lên cơn cấp.
- Corticosteroid dạng hít: Các loại Thuốc chống viêm này bao gồm fluticasone, budesonide, flunisolide, ciclesonide, beclomethasefuroate. Sử dụng các loại thuốc này trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước khi có được hiệu quả tối đa. Không giống như corticosteroid, thuốc này có ít tác dụng phụ và thường an toàn khi sử dụng lâu dài.
- Thuốc ức chế leukotriene: Những loại thuốc uống này, bao gồm montelukast, zafirlukast và zileuton. Làm giảm các triệu chứng hen suyễn trong 24 giờ.
Trong một số trường hợp hiếm, những loại thuốc này gây các phản ứng tâm lý như kích động, giận dữ, ảo giác, trầm cảm,… Bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt.
- Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài: Những loại thuốc hít này, bao gồm salmeterol và formoterol giúp mở đường thở.
Một số nghiên cứu cho thấy thuốc trên có thể làm tăng nguy cơ bùng phát cơn hen nặng. Vì vậy được kết hợp với corticosteroid dạng hít. Và vì những loại thuốc này có thể che giấu bệnh hen suyễn nặng. Nên không được sử dụng cho cơn hen cấp tính.
- Thuốc hít kết hợp: Những loại thuốc này như fluticasone-salmeterol, budesonide-formoterol và formoterol-mometasone. Vì những loại thuốc hít này có chứa chất chủ vận beta tác dụng dài. Nên có thể làm tăng nguy cơ lên cơn hen nặng.
- Theophylline là thuốc uống hàng ngày giúp mở đường thở (thuốc giãn phế quản). Bằng cách làm giãn các cơ xung quanh đường thở. Hiện nay loại thuốc này không còn được sử dụng nhiều.
Thuốc cắt cơn hen nhanh
Đây là những loại thuốc dùng để giảm nhanh các triệu chứng trong thời gian ngắn khi cần thiết. Thuốc tác dụng nhanh bao gồm:
- Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn: Thuốc giãn phế quản dạng hít có tác dụng trong vòng vài phút để giảm nhanh cơn hen cấp. Bao gồm Albuterol và Levalbuterol.
Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn được sử dụng qua ống hít cầm tay hoặc máy phun sương. Để bệnh nhân có thể hít chúng qua mặt nạ hoặc ống ngậm.
- Ipratropium (Atrovent). Giống như các thuốc giãn phế quản khác. Ipratropium có tác dụng nhanh làm mở rộng đường thở ngay lập tức giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Ipratropium chủ yếu được kê cho bệnh khí thũng và viêm phế quản mãn tính. Nhưng đôi khi được sử dụng để điều trị các cơn hen phế quản.
- Uống và tiêm tĩnh mạch Corticoid: Những loại thuốc này, bao gồm prednisone và methylprednisolone. Làm giảm viêm đường hô hấp do hen nặng. Có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài, vì vậy chỉ nên sử dụng chúng trong thời gian ngắn để điều trị triệu chứng hen nặng.
Nếu cơn hen suyễn xảy ra, thuốc hít tác dụng ngắn có thể làm giảm các triệu chứng ngay lập tức. Nhưng nếu thuốc kiểm soát lâu dài đang hoạt động tốt thì người không nên sử dụng ống hít. Bạn nên kiểm soát tần suất bạn sử dụng mỗi tuần. Nếu bạn cần sử dụng ống hít tác dụng ngắn nhiều hơn hãy đi khám để điều chỉnh thuốc.
Thuốc kiểm soát dị ứng
Thuốc dị ứng được sử dụng cho bệnh hen suyễn do dị ứng gây ra hoặc làm bên nghiêm trọng thêm:
- Tiêm chất gây dị ứng (liệu pháp miễn dịch): Tiêm kháng nguyên được thực hiện dần dần theo thời gian. Làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một số chất gây dị ứng.
- Omalizumab (Xolair): Bệnh nhân bị dị ứng nặng và hen phế quẩn được tiêm thuốc này 2 đến 4 tuần một lần. Có tác dụng thay đổi hệ thống miễn dịch.
Cách kiểm soát cơn hen tốt hơn
Kế hoạch điều trị phải linh hoạt và dựa trên sự thay đổi của các triệu chứng được đánh giá trong mỗi lần khám. Từ đó bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị cho phù hợp.
Ví dụ, nếu bệnh hen suyễn của bệnh nhân được kiểm soát tốt. Bác sĩ có thể giảm số lượng và liều lượng thuốc. Nếu bệnh hen suyễn không được kiểm soát hoặc trở nên tồi tệ hơn. Bác sĩ sẽ tăng liều thuốc và đề nghị thăm khám thường xuyên hơn.
Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ và ghi lại kế hoạch dùng loại thuốc trong thời gian điều trị. Khi nào tăng liều và khi nào giảm liều dựa trên các triệu chứng. Kế hoạch này cũng nên bao gồm danh sách các tác nhân gây hen suyễn và hành động để tránh các yếu tố này.
Kết,
Hen suyễn là căn bệnh mãn tính hiện chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy việc kiểm soát hen phế quản uống thuốc gì là vô cùng quan trọng. Do đó, bệnh nhân sử dụng thuốc đúng liều lượng và khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Đối với những người có dấu hiệu bất thường hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh hen thì cần tầm soát sớm để điều trị. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.