Bệnh hen suyễn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh hen suyễn là một vấn đề lớn cản trở cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân gây bệnh là gì? Khi nào cần đến gặp bác sĩ? Bệnh hen suyễn có chữa được không? Làm thế nào để điều trị và thay đổi lối sống? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cơn hen suyễn bùng phát khi nào?
Ở một số người, các triệu chứng hen suyễn trở lại trong một số trường hợp như:
- Hen suyễn do gắng sức: Các triệu chứng hen suyễn có thể xuất hiện sau khi người bệnh quá gắng sức khoảng 10 phút. Đặc biệt là trong thời tiết chuyển lạnh.
- Bệnh hen suyễn nghề nghiệp: Các cơn hen suyễn được kích hoạt bởi các chất kích thích ở nơi làm việc như hơi hóa chất, khí, bụi.
- Bệnh hen suyễn dị ứng: Được kích hoạt bởi các chất trong không khí như lông thú nuôi, phấn hoa, bào tử nấm mốc,…
- Bệnh hen suyễn về đêm: Đối với những người mắc bệnh hen suyễn vào ban đêm thường từ 2h đến 4h sáng.
Tuy nhiên, có một số người có thể lên cơn hen suyễn bất cứ lúc nào mà không rõ lý do.
Khi nào hen suyễn phải đi gặp bác sĩ?
Một cơn hen suyễn nghiêm trọng đột ngột có thể đe dọa tính mạng. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân hen suyễn nên nghỉ ngơi và sử dụng thuốc cắt cơn khi xuất hiện triệu chứng cơn hen cấp. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay lập tức như:
- Các triệu chứng không giảm sau khi sử dụng thuốc cắt cơn nhanh.
- Triệu chứng khó thở, thở khò khè trở nên tồi tệ hơn.
- Khó thở dù vận động rất ít.
Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Hen suyễn là căn bệnh mãn tính không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát theo thời gian. Nên điều quan trọng là bạn phải đi khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Từ đó, có cách để tùy chỉnh điều trị khi cần thiết.
Điều trị hen suyễn như thế nào?
Để điều trị bệnh hen suyễn, các bác sĩ có thể sử dụng một phương pháp hoặc nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
Sử dụng thuốc
Dùng thuốc điều trị bệnh hen suyễn, người bệnh cần lưu ý sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, hãy luôn mang theo thuốc bên mình để có thể sử dụng khi khẩn cấp. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc kiểm soát hen suyễn lâu dài: Bệnh nhân phải dùng thuốc hàng ngày để ngăn ngừa viêm đường thở. Giảm xuất hiện các triệu chứng.
- Thuốc cắt cơn: Thuốc cắt cơn dạng hít có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc trước khi vận động để ngăn ngừa cơn hen xuất hiện.
Tái khám định kỳ
Trong trường hợp bệnh hen suyễn đã được kiểm soát nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Mà nên tái khám định kỳ để điều chỉnh lượng thuốc theo tình hình bệnh hiện tại. Để giúp người bệnh kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
Tránh xa các yếu tố lên cơn hen cấp
Tránh xa những tác nhân có thể làm bùng phát cơn hen.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết chuyển lạnh đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra cơn hen. Trong những giai đoạn này, bạn nên chú ý đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể khi ra ngoài.
- Gắng sức: Khi tập thể dục, làm việc. Cách phòng tránh như sau: Nếu cảm thấy mệt mỏi trong quá trình tập, thở khò khè bạn nên nghỉ ngơi ngay lập tức. Ngoài ra, bạn chỉ nên tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ,…
- Khói thuốc lá: Cần bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá để tránh nguy cơ lên cơn hen cấp.
- Khói bụi như khói bếp, bụi sinh hoạt, bụi công nghiệp, bụi phấn,… Là một trong những yếu tố làm khởi phát các triệu chứng của cơn hen cấp. Cách phòng tránh như sau, người bệnh không nên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, luôn giữ gìn vệ sinh nhà cửa.
- Một số hóa chất như mỹ phẩm, nước hoa, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, nước xịt phòng,… Cũng là một số hoạt chất gây nên cơn hen.
- Một số loại thực phẩm và đồ uống mà bạn dị ứng cũng có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn.
- Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý không tiếp xúc với người bệnh, tránh lây nhiễm.
- Luôn giữ thần kinh, tránh căng thẳng để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn.
Kết,
Như vậy những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh hen suyễn có chữa được không. Và một số lưu ý trong quá trình điều trị. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.