Một trong những nguyên nhân gây hen suyễn thường gặp nhưng ít ai biết đó là căng thẳng. Những căng thẳng đến từ áp lực cuộc sống và bệnh hen suyễn thường tác động lẫn nhau gây nhiều nguy cơ tiềm tàng.
Áp lực cuộc sống là gì?
Áp lực công việc nhằm diễn tả trạng thái sức khỏe và tinh thần của con người đang ở thời điểm thấp nhất. Điều này khiến con người cảm thấy lúc nào cũng ở tình trạng khó khăn. Có cảm giác mệt mỏi mỗi khi đối diện với công việc. Trong một cuộc khảo sát đôi với nhân sự gần đây được tiến hành ở Mỹ cho thấy. Có đến 77% nhân viên cảm thấy ngột ngạt khi đến văn phòng làm việc. Họ không còn tìm thấy sự đam mê hay sự thích thú với việc đang làm. Thay vào, những nhân viên này luôn phải gánh chịu sự căng thẳng triền miên.
Áp lực cuộc sống là do đâu ?
Áp lực cuộc sống là do đâu? Ta có thể lý giải rằng áp lực là trạng thái sức khỏe và tinh thần ở thời điểm thấp nhất. Khiến con người cảm thấy lúc nào cũng khó khăn, mệt mỏi. Sự áp lực của mỗi người là khác nhau. Có những áp lực đến từ học tập, gia đình, công việc,…
Khi bị stress, cơ thể sẽ giải phóng một lượng lớn hormone căng thẳng. Để chuẩn bị cho tình huống “trốn chạy hay đối mặt” vấn đề đang gặp phải. Sự tăng tiết đột ngột hormone này có thể gây các biểu hiện tiêu cực như tăng nhịp tim, căng cơ, hơi thở nông, thở nhanh và gấp… Sự thay đổi về cách thở trên có thể kích hoạt cơn hen với các triệu chứng điển hình là tức ngực và ho.
Khi bị căng thẳng, con người thường mất bình tĩnh, nóng giận hơn bình thường. Chính những cảm xúc tiêu cực này là tác nhân kích hoạt cơn hen. Hơn nữa, khi đang trong trạng thái căng thẳng, con người có xu hướng uống nhiều rượu bia hay hút thuốc lá. Những chất này cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Khi nào áp lực cuộc sống có thể khởi phát cơn hen suyễn?
Áp lực cuộc sống có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai trong chúng ta và bất kỳ thời điểm nào. Đặc biệt là khi đối diện với sự kiện lớn trong cuộc sống như kết hôn, chuyển nhà, kết thúc. Hoặc bắt đầu một công việc, bệnh tật…
Một người bị áp lực cuộc sống sẽ xuất hiện phản ứng: “chiến đấu” hay “trốn chạy” trước tình huống căng thẳng. Điều này đồng nghĩa với việc họ có nhiều nguy cơ đối mặt với triệu chứng bệnh hơn bình thường.
Cũng có một số thời điểm nhất định trong cuộc sống chúng ta phải rơi vào áp lự. Nnhư phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt hay thời kỳ tiền mãn kinh. Thanh thiếu niên cũng có thể gặp căng thẳng do áp lực học tập, thi cử…
Nhiều nghiên cứu cho thấy, áp lực cũng có thể kích hoạt cơn hen ở trẻ em. Triệu chứng bệnh sẽ càng nghiên trọng hơn nếu như trẻ em phải thường xuyên đối mặt với những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống.
Điều trị hen suyễn do áp lực cuộc sống
Căng thẳng có thể kích hoạt cơn hen nếu như bệnh không được điều trị tốt. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn đang kiểm soát cơn hen suyễn bằng cách uống thuốc. Tuân theo đúng chỉ định của chuyên gia.
Tại sao áp lực cuộc sống cây hen suyễn
Để kiểm soát cơn hen suyễn, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của chuyên gia.
Với những đối tượng bị bệnh hen suyễn dai dẳng, cơn hen có thể xuất hiện nhiều hơn hai lần một tuần. Việc điều trị hen suyễn cần diễn ra trong thời gian dài, người bệnh dùng thuốc hít kết hợp với những loại thuốc dùng cho trường hợp khẩn cấp. Khi triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng, bạn có thể dùng Prednisone. Tuy nhiên, thuốc trên thể gây tác dụng phụ là thay đổi tâm trạng (kích động, trầm cảm). Do đó, cần đặc biệt thận trọng khi dùng Prednisone và chỉ nên dùng sử dụng thuốc trong thời gian ngắn.
Nếu nhận thấy bệnh không chuyển biến tích cực sau thời gian dùng thuốc, thậm chí các triệu chứng thở khò khè và tức ngực xảy ra quá thường xuyên, rất có thể bạn đã rơi vào một vòng luẩn quẩn: lo lắng làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và hen suyễn làm trầm trọng thêm lo lắng. Lúc này, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng, yếu tố gây ra căng thẳng, thảo luận về các lựa chọn điều trị hen suyễn khác để tìm ra biện pháp kiểm soát bệnh một lần nữa.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Áp lực cuộc sống và bệnh hen suyễn” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.