Nhiều nghiên cứu trong những năm qua đã chỉ ra mối liên quan rõ ràng giữa căng thẳng và tác động tiêu cực của nó với chức năng của hệ miễn dịch. Do đó có thể nhận định rằng áp lực cuộc sống và bệnh cảm cúm có liên quan đến nhau.
Cảm cúm là bệnh gì?
Cảm cúm là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến liên quan đến đường hô hấp, thường phát sinh từ tình trạng mũi, họng hay thậm chí là phổi bị nhiễm trùng do virus. Bệnh có thể tương đối nhẹ ở đa số trường hợp. Tuy nhiên, đôi khi bạn vẫn có nguy cơ tử vong vì mắc cảm cúm.
Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng có khả năng gây ra bệnh cảm cúm với những triệu chứng như:
Sốt
Hầu hết những người bị cúm đều bị sốt. Cơn sốt có thể dao động từ 37,8 độ C đến 40 độ C. Trẻ em luôn bị sốt cao hơn người lớn. Hầu hết các cơn sốt đều kéo dài dưới 1 tuần, thường là khoảng từ 3-4 ngày.
Viêm họng
Vi khuẩn cúm cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng.
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
Đây là triệu chứng cúm phổ biến nhất, hầu hết mọi người đều phải “làm bạn” với khăn giấy khi bị cảm cúm.
Ớn lạnh
Kèm theo cơn sốt, bệnh nhân bị cúm còn có thể cảm thấy ớn lạnh. Đổ mồ hôi hoặc cảm thấy lạnh mặc dù nhiệt độ cơ thể cao.
Ho
Ho khan là dấu hiệu thường gặp của những người mắc bệnh cúm. Tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn, khó chịu và đau đớn hơn. Bạn cũng có thể cảm thấy khó thở hoặc đau tức ngực. Những cơn ho có thể kéo dài trong khoảng 2 tuần.
Đau cơ
Phổ biến nhất là những cơn đau ở cổ, lưng, cánh tay và chân của bạn. Những cơn đau này có thể khiến cho việc di chuyển của bạn trở nên khó khăn hơn. Ngay cả khi thực hiện những hoạt động cơ bản.
Đau đầu
Triệu chứng đầu tiên khi bạn bị cúm có thể là sự xuất hiện của một cơn đau đầu dữ dội. Một số triệu chứng khác đi kèm với đau đầu sẽ là lóa mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
Mệt mỏi hay thậm chí là suy nhược cơ thể:
Đây là một triệu chứng không rõ ràng của bệnh cúm. Tuy nhiên, cảm giác mệt mỏi là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau.
Nôn mửa và tiêu chảy cấp: Tuy nhiên, tiêu chảy cấp chủ yếu chỉ phát sinh ở trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm
Nguyên nhân gây cảm cúm là do virus Influenza, lây nhiễm trực tiếp hoặc từ người bệnh lây sang. Khi người bệnh nói chuyện, ho hay hắt hơi, các virus cúm sẽ theo các dịch ra ngoài và bám vào đồ vật xung quanh. Nếu bạn nói chuyện trực tiếp với người bệnh hoặc chạm những đồ vật nhiễm virus, bạn có nguy cơ mắc cảm cúm.
Thời gian lây nhiễm là từ trước khi các triệu chứng cảm cúm xuất hiện và kéo dài 5 ngày sau khi các dấu hiệu bệnh xuất hiện. Tuy nhiên bạn có biết cúm A sốt bao nhiêu ngày chưa? Cúm A có thể gây bệnh nặng hơn và thời gian sốt vì thế cũng có thể kéo dài từ 1 tuần trở lên. Trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu có thời gian lây bệnh lâu hơn.
Áp lực cuộc sống và bệnh cảm cúm
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, căng thẳng tâm lý mãn tính ngăn cản cơ thể điều chỉnh phản ứng viêm. Trong khi đó, viêm lại có liên quan đến sự phát triển và tiến triển của nhiều bệnh. Những người phải chịu đựng căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài cũng dễ bị cảm lạnh hơn khi tiếp xúc với vi trùng gây cảm lạnh.
Mệt mỏi quá mức hoặc đột ngột là một trong những triệu chứng cảm cúm sớm. Mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng cảm lạnh, nhưng bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi quá mức nếu bị cảm cúm. Việc cơ thể mất sức và mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Do đó, bạn nên nghỉ ngơi một vài ngày để được tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại virus.
Để tránh khỏi những tác động của tình trạng căng thẳng tới hệ miễn dịch. Nên dành thời gian cho gia đình và bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội.
Trầm cảm mạn tính cũng được chứng minh là suy yếu phản ứng tế bào chữ T – tế bào phản ánh mức độ hiệu quả của cơ thể phản ứng với các virus và vi khuẩn.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Áp lực cuộc sống và bệnh cảm cúm” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp ađiều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.