Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính thường gặp và phổ biến ở đối tượng trẻ em. Khi phát bệnh mà không được cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân có thể bị biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến đột tử. Tìm hiểu ngay triệu chứng lâm sàng của hen phế quản, nguyên nhân và cách điều trị để bảo vệ sức khỏe.
Hen suyễn là một căn bệnh không lây xuất phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Theo ước tính của WHO, hiện nay trên khắp thế giới có khoảng 235 triệu người bị bệnh hen suyễn. Nhiều người lầm tưởng rằng hen suyễn chỉ xảy ra ở những nước phát triển. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh xuất hiện ở mọi quốc gia. Trong đó hơn 80% trường hợp tử vong do hen suyễn xảy ra ở các nước đang phát triển và kém phát triển.
Các tác nhân gây hen phế quản phổ biến nhất là bụi, lông động vật, phấn hoa, khói bụi, thời tiết lạnh, tiếp xúc với chất gây dị ứng và nhiễm trùng đường hô hấp.
Các yếu tố gây dị ứng
- Dị nguyên trong nhà như mạt bụi, vật nuôi trong nhà, gián.
- Dị nguyên ngoài trời như phấn hoa, bột cỏ.
- Dị nguyên nghề nghiệp như sơn, thức ăn, thuốc nhuộm hoạt tính.
- Thực phẩm như cá, tôm, trứng, sữa như aspirin và thuốc kháng sinh.
- Các yếu tố không gây dị ứng như ô nhiễm không khí, hút thuốc, tập thể dục, béo phì.
Triệu chứng lâm sàng của hen phế quản
Tùy cơ địa mỗi người mà triệu chứng hen suyễn sẽ khác nhau, một số triệu chứng thường gặp của bệnh hen suyễn bao gồm:
- Hít thở không đủ sâu.
- Có cảm giác đau, tức ngực hoặc nặng ngực.
- Thở khò khè, thở rít.
- Ho nhiều (cơn ho liên tục vào buổi khuya hoặc sáng sớm).
- Hụt hơi.
- Khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Hen phế quản có thể được chia thành hai loại
Bệnh hen phế quản do dị ứng / ngoại lai (Atopic / Extrinsicas): thường gặp hơn ở trẻ em, một phần do di truyền, bệnh nhân hoặc thành viên trong gia đình thường mắc các bệnh dị ứng khác, như viêm mũi dị ứng và chàm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh hen phế quản có thể di truyền qua di truyền, nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh hen phế quản thì nguy cơ mắc bệnh hen phế quản của trẻ cao hơn người bình thường từ 3 đến 6 lần.
Hen phế quản nội tại / không ngừng phát triển (Nonatopic / Intringed): Xảy ra thường xuyên hơn ở người lớn và phần lớn là do nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn, không liên quan đến di truyền và dị ứng.
Các triệu chứng hen phế quản thông thường bao gồm thở khò khè, khó thở, thở gấp, khó thở, ho, tức ngực, tăng nhịp tim và các triệu chứng nặng hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm. Bệnh hen phế quản không dễ chẩn đoán trước tuổi.
Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn
Hen suyễn là bệnh lý hô hấp phổ biến ở mọi đối tượng người lớn và trẻ em, trong đó một số đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh cần lưu ý.
- Người có cơ địa dị ứng.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát nhiều lần.
- Trẻ có bố mẹ, anh chị em trong nhà mắc suyễn.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm như hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá.
- Người có tiền sử mắc bệnh dị ứng về da, hô hấp…
- Người suy giảm miễn dịch.
Một số người bị hen nhẹ hơn chỉ cần điều trị trong cơn hen, bằng thuốc cắt cơn nhanh (thuốc giãn phế quản dạng hít) và tái khám định kỳ. Đối với hen phế quản mãn tính hoặc hen phế quản nặng hơn với các cơn tái phát nhiều lần. Cốt lõi của phương pháp điều trị nằm ở việc kiểm soát hiệu quả tình trạng viêm đường thở.
Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị kháng viêm dự phòng lâu dài, bao gồm sử dụng thường xuyên thuốc kiểm soát hen phế quản (steroid dạng hít). Dù cần thiết phải sử dụng thuốc điều trị hen phế quản lâu dài hay không thì người bệnh cũng nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tái khám định kỳ, bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc tùy theo mức độ nặng nhẹ trong kế hoạch điều trị
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Triệu chứng lâm sàng của hen phế quản” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.