Hen phế quản là bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Điều đáng lo ngại là bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen cũng cao gấp đôi người lớn. Trẻ bị hen phế quản nếu không được điều trị kịp thời sẽ lên cơn hen cấp thường xuyên, ảnh hưởng xấu đến chức năng của phổi. Vậy hen phế quản có chữa khỏi được không?
Hen suyễn ở trẻ em
Hen suyễn còn được gọi với các tên khác là hen phế quản. Là bệnh lý liên quan tới phế quản. Đường thở bị viêm, sưng khiến đường thở xuất hiện chất nhờn, co thắt, phù nề. Từ đó khiến cho oxy không thể lưu thông trơn tru xuống phổi. Từ đó hình thành bệnh với các triệu chứng điển hình nhu khò khè, khó thở, nặng ngực.
Ở trẻ em, hen phế quản có chữa khỏi được không?
Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính nên việc điều trị cũng mạn tính. Hiện chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào có thể điều trị dứt điểm hen suyễn. Người bệnh có thể thấy đỡ hoặc hết triệu chứng tại một thời điểm. Nhưng điều đó không có nghĩa là khỏi bệnh vĩnh viễn. Nếu tự ý ngưng thuốc, cơn hen có thể quay lại bất cứ lúc nào khi tiếp xúc với tác nhân kích thích.
Đây là vấn đề các bác sĩ chuyên khoa hô hấp luôn phải căn dặn kỹ người bệnh hen. Vì đa phần người bệnh đều có tâm lý chủ quan, bỏ thuốc sau khi thấy triệu chứng cải thiện. Phác đồ điều trị hen suyễn tối ưu nhất hiện nay là kết hợp giữa dùng thuốc theo đơn bác sĩ với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây khởi phát hen trong cuộc sống hàng ngày. Các yếu tố này bao gồm khói thuốc lá, mạt bụi nhà, lông thú nuôi, nấm mốc…
Nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân khiến hen suyễn xảy ra ở trẻ em. Có thể kể tới như:
– Di truyền: Hen suyễn ở trẻ em phần lớn được cho là đến từ di truyền. Trong gia đình co người mắc hen suyễn thì tỷ lệ con mắc bệnh cao
– Do cơ địa: Hen suyễn ở trẻ có thể do cơ địa. Nếu trẻ bị chàm sữa hay mắc các bệnh cơ địa như viêm mũi dị ứng thì khả năng bị hen suyễn khá cao
– Do dị nguyên: Hen suyễn được hình thành do trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng phế quản như phấn hoa, khói thuốc, lông động vật, thời tiết thay đổi
– Do vi khuẩn, vi rút
Điều trị hen suyễn chú ý gì?
Khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu một cơn hen đang đến, bố mẹ cần phải biết cách nhận biết và xử trí khi trẻ lên cơn, tránh nguyên nhân làm khởi phát cơn hen.
Phun khí dung giãn phế quản tác dụng nhanh Salbutamol: 2,5mg/lần với trẻ dưới 5 tuổi và 5mg/lần với trẻ hơn 5 tuổi, phun lặp lại tối đa 3 lần cách nhau mỗi lần 20 phút nếu cần. Nếu sử dụng bình xịt định liều (MDI) Salbutamol thì xịt 2 nhát (cơn hen nhẹ) lặp lại tối đa 3 lần mỗi 20 phút nếu cần.
Hay MDI salbutamol với buồng đệm kèm mặt nạ (ở trẻ < 6 tuổi hoặc cơn hen trung bình) 4 – 8 nhát. Lặp lại tối đa 3 lần mỗi 20 phút nếu cần.
Đồng thời, phải theo dõi tri giác, dấu hiệu gắng sức và mức khò khè của trẻ. Sau 1 giờ nếu bé hết khò khè, không thở gắng sức, da môi hồng thì có thể tiếp tục điều trị tại nhà. Nếu không đỡ, phải đưa ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất”.
Cha mẹ cần tuân thủ phác đò điều trị cho trẻ. Và đặc biệt tái khám định kỳ để biết rõ tình trạng hiện tại của trẻ. Và từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Kết
Điều trị hen suyễn ở trẻ em là quá trình lâu dài và cha mẹ cần theo dõi sát sao để giúp cải thiện bệnh. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!