Vậy nhóm thuốc điều trị phế quản hiện nay gồm những thuốc nào? Lưu ý và sử dụng các thuốc hen suyễn ra sao?
Nhóm thuốc điều trị hen phế quản hiện nay
Các thuốc điều trị hen suyễn gồm nhóm cắt cơn hen và kiểm soát cơn hen và một số thuốc phối hợp nhằm kiểm soát cơn hen trong trường hợp hen nặng.
Nhóm thuốc cắt cơn hen
Nhóm thuốc này thường được sử dụng dưới dạng bình hít có tác dụng nhanh tại chỗ nhằm giãn phế quản, sử dụng cắt cơn hen cấp tính.
Các thuốc thuộc nhóm thuốc này gồm một số thuốc thường được sử dụng. Như budesonide/beclomethasone phối hợp formoterol hoặc salbutamol.
Nhóm thuốc kiểm soát cơn hen mãn tính
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm co thắt ống dẫn khí, nhằm hạn chế hen về đêm và ngừa các cơn hen cấp tính.
Ngoài một số thuốc giống nhóm cắt cơn hen như budesonide phối hợp formoterol. Nhóm thuốc này gồm một số thuốc khác như fluticasone propionat phối hợp salmeterol, montelukast hay nedocromil, natri cromoglycate.
Nhóm thuốc bổ sung trong trường hợp hen nặng giúp kiểm soát cơn hen
Nhóm thuốc này với các thuốc thuộc cơ chế khác nhau giúp kiểm soát cơn hen nặng (bậc 5 đánh giá theo phác đồ điều trị).
Nhóm thuốc này gồm tiotropium và một số thuốc điều hòa miễn dịch miễn dịch như omalizumab, mepolizumab, dupilumab hay một số thuốc nhóm corticoid như prednisone, prednisolone hay methylprednisolone.
Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong hen nặng, một số thuốc thuộc nhóm chế phẩm sinh học như omalizumab hay dupilumab dùng đường tiêm.
Lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc điều trị hen phế quản hiện nay
Trong các nhóm thuốc này, nhóm cắt cơn hen và nhóm kiểm soát cơn hen người bệnh có thể chủ động theo chỉ định của bác sĩ. Thường các nhóm này sẽ sử dụng bình hít để có tác động tại chỗ.
Với nhóm thuốc cắt cơn hen và ngừa cơn hen sử dụng bình xịt, có một số lưu ý để đạt hiệu quả điều trị như:
Bình xịt, hít là các thiết bị y tế đặc biệt. Sử dụng bình xịt, hít theo đúng hướng dẫn của dược sĩ tư vấn để đạt hiệu quả điều trị.
Kiểm tra bình xịt, hít tránh trường hợp hết thuốc trong trường hợp gặp cơn hen cấp.
Súc họng sau khi dùng bình xịt. Việc này để tránh các bệnh liên quan đường hầu họng như nhiễm trùng và tác động bất lợi của thuốc.
Vệ sinh bình xịt, hít sau khi sử dụng bằng khăn giấy khô.
Trong trường hợp xịt, hít theo chỉ định của bác sĩ mà không cắt được cơn hen, tái khám để được điều chỉnh thuốc phù hợp. Và tránh tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc quá liều mà không hiệu quả.
Những biện pháp điều trị khác
Ngoài chế độ điều trị không dùng thuốc, một số bệnh nhân có thể điều trị hen bằng liệu pháp không dùng thuốc như:
Bỏ thuốc lá/tránh khói thuốc lá.
Hoạt động thể lực thường xuyên và đều đặn, dự phòng cơn hen cấp với thuốc khi tập gắng sức quá mức. Tránh hoạt động ngoài trời khi ô nhiễm không khí, trời lạnh và khô.
Kiểm soát môi trường làm việc, nhà ở như bụi, nấm mốc, lông động vật, côn trùng.
Khuyến khích ăn nhiều rau quả, tránh các thực phẩm có tiền sử dị ứng.
Hạn chế căng thẳng như thư giãn, tập thở,…
Giảm cân đối với các đối tượng béo phì.
Cách phòng tránh bệnh hen
Bạn và gia đình có thể áp dụng một số cách tránh các tác nhân gây bệnh như:
Tránh bụi, các tác nhân gây bệnh trong không khí bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh ra ngoài khi không khí ô nhiễm bụi.
Che mũi và miệng trong những ngày trời lạnh hoặc có gió.
Sử dụng máy lọc không khí để tránh phấn hoa, trong không khí.
Không dùng các thực phẩm có tiền sử dị ứng.
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau quả, tránh béo phì.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Nhóm thuốc điều trị hen phế quản hiện nay” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.