Hen suyễn có chữa khỏi được không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người mắc phải bệnh hen suyễn thắc mắc. Việc hiểu được nguyên nhân, nhận biết được triệu chứng, chẩn đoán sớm sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Hiểu sâu về bệnh hen phế quản
Với một số người, bệnh hen là một vấn đề nhỏ nhưng với một số người khác. Đây lại là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Người bị hen suyễn dễ dàng nhận biết được bệnh qua một số dấu hiệu: Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng.
Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên người bệnh rất khó thở. Đặc biệt khó thở ra. Cơn khó thở tạo thành tiếng rít như tiếng cò cử, không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở này. Cơn khó thở tùy nặng nhẹ có thể từ 5-10 phút cho đến hàng giờ. Sau đó tự hết dần với cơn ho, khạc đờm trong đặc quánh.
Nếu hen phế quản không điều trị sớm. Để lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn phế quản, suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế mãn tính. Ngừng hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.
Các tác nhân gây hen suyễn
Khi bạn bị hen suyễn, đường thở của bạn phản ứng với một số thứ trong thế giới xung quanh, gọi là tác nhân gây hen. Những tác nhân này gây triệu chứng hoặc làm bệnh tiến triển tồi tệ. Tác nhân gây hen suyễn có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng như viêm xoang, cảm lạnh, cúm.
- Các chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, bụi, mạt nhà.
- Các chất kích ứng như nước hoa, dung dịch vệ sinh.
- Ô nhiễm không khí.
- Khói thuốc lá.
- Không khí lạnh hoặc thay đổi thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Các cảm xúc mạnh như buồn, lo lắng, căng thẳng, cười…
- Thuốc aspirin.
- Chất bảo quản thực phẩm được gọi là sulfite. Được tìm thấy trong thực phẩm như tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô và nước chanh, chanh đóng chai…
Hen suyễn có chữa khỏi được không
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen mà bác sĩ sẽ tiến hành cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Điều này giúp cho cuộc sống người bệnh không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Điều tra mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Việc lạm dụng kháng sinh ở bệnh nhân hen phế quản khá phổ biến. Nhiều người chỉ vừa thấy các triệu chứng như ho, khò khè đã tự ý mua kháng sinh về sử dụng.
Thực tế kháng sinh không có tác dụng với hầu hết các thể hen phế quản. Lạm dụng kháng sinh có thể khiến cơ thể mệt mỏi. Giảm đề kháng, rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt dinh dưỡng… Một số nhóm kháng sinh còn gây dị ứng, làm xuất hiện cơn hen cấp tính.
Một số lưu ý về dinh dưỡng cho người bệnh hen phế quản
Sử dụng thuốc dự phòng, thuốc cắt cơn hen… là chưa đủ trong cuộc chiến với hen phế quản. Rất nhiều người không chú ý về chế độ dinh dưỡng từ đó dẫn đến tình trạng hen phế quản ngày càng nặng nề.
– Hạn chế muối (dưới 6g muối/ngày). Tránh những thực phẩm sinh hơi, gây trướng bụng, như thức uống có ga, rau cải ngâm dấm, dưa chua…
– Nên ăn nhiều rau xanh, củ, quả có chứa nhiều vitamin C (cần được cung cấp đến 2g vitamin C mỗi ngày) như cam quýt, chanh, bưởi, cà chua…
– Nên dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau bồ ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam…, và vitamin E có nhiều trong dầu thực vật và các loại đậu, hạt, cũng có giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.
– Có thể ăn thêm các loại như hành tây, tỏi, nghệ, ớt, tương hạt cải, bông cải xanh, các loại ngũ cốc lứt, các loại rau thơm, để tăng cường sức đề kháng, tiêu đàm, bảo vệ và làm thông lợi đường hô hấp
– Ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là cần chú ý đến lượng chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Chất bột đường trong khẩu phần cũng hết sức quan trọng nhờ có tác dụng giúp làm tăng thông khí của đường hô hấp.
Các yếu tố nguy cơ gây hen suyễn
Trước khi tìm hiểu cụ thể bệnh hen suyễn có chữa được không hay dùng thuốc chữa hen suyễn như thế nào. Bạn cần nắm các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn bao gồm:
- Di truyền: Nếu cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh hen suyễn, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này.
- Tiền sử nhiễm virus: Những người có tiền sử nhiễm virus nghiêm trọng trong thời thơ ấu (ví dụ như RSV) có thể có nhiều khả năng mắc bệnh.
- Trong gen có yếu tố hen suyễn.
- Trẻ nam có nhiều khả năng bị hen suyễn hơn trẻ nữ. Ở thanh thiếu niên và người lớn, bệnh phổ biến hơn ở nữ giới.
- Do yếu tố công việc.
- Tình trạng khác như dị ứng, nhiễm trùng phôi.
- Các tình trạng khác như nhiễm trùng phổi, béo phì.
- Giả thuyết vệ sinh: Lý thuyết này giải thích rằng, trong những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh không tiếp xúc đủ với các loại vi khuẩn có thể dẫn tới hệ thống miễn dịch của chúng không đủ mạnh để chống lại các tình trạng dị ứng, trong đó có bệnh hen suyễn.
- Hen suyễn có chữa khỏi được không?
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Hen suyễn có chữa khỏi được không” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.