Khi trẻ có những biểu hiện thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho, thường xuất hiện về đêm và sáng sớm. Đây có thể là những dấu hiệu của bệnh hen phế quản ở trẻ. Gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
Hen phế quản ở trẻ em
Bệnh hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở đường hô hấp, dẫn đến ho, khó thở, tức ngực từng cơn do sự co thắt của phế quản. Người bị bệnh hen muốn ho để tống các chất nhầy ra ngoài. Nếu các dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên. Lặp đi lặp lại chứng tỏ bệnh hen của bạn đang ở giai đoạn trầm trọng.
Nguyên nhân hen phế quản ở trẻ
Hen phế quản ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong số đó, tác nhân dị ứng đứng đầu làm nguyên nhân chủ yếu. Theo sau là các yếu tố nguy cơ cao như di truyền và môi trường. Dấu hiệu của trẻ bị hen phế quản bao gồm:
- Ho
- Khó thở
- Và bất cứ dấu hiệu nào dưới đây
- Triệu chứng tái phát thường xuyên
- Nặng hơn về đêm và sáng sớm
- Xảy ra khi gắng sức, cười ,khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi..
- Xảy ra khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn hô hấp
- Có tiền sử dị ứng(viêm mũi dị ứng, chàm)
- Tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) mắc hen, bệnh dị ứng
- Có ran rít, ngáy khi nghe phổi
- Đáp ứng với điều trị hen (thuốc giãn phế quản, dự phòng hen)
Khi nào trẻ được chẩn đoán bị hen?
Để chẩn đoán hen trẻ em cần dựa vào bệnh sử, triệu chứng lâm sàng kết hợp với cận lâm sàng , và xem xét các chẩn đoán phân biệt khác
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
♦ Nhịp thở bất thường, lúc nhanh, lúc ngắn và thở thấy khó khăn, đặc biệt khi thở ra
♦ Ho nhiều, ho kéo dài, thường xảy ra vào trời lạnh, giao mùa hoặc ban đêm và gần sáng.
♦ Khó thở, thở khò khè thành tiếng, tiếng rít thường nghe được khi thở ra
♦ Tức ngực, đau ngực khi ho: Cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt
♦ Hay hắng giọng do có dịch nhầy mắc kẹt trong cổ họng.
♦ Người mệt mỏi khó thở, hụt hơi ngay cả khi vận động nhẹ.
♦ Mỗi khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh đột ngột. Cơ thể bạn bị khó thở, ho kèm sổ mũi, ngạt mũi, đau tức ngực ngay lập tức. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, tình trạng này sẽ kéo dài không dứt…
Điều trị hen suyễn như thế nào?
Có nhiều người quan tâm tới việc cách chữa hen phế quản ở trẻ em, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Bệnh hen phế quản khó có thể khỏi hoàn toàn; tuy nhiên, nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị hen phế quản trẻ em, hen có thể được kiểm soát.
Dựa vào tiền sử và tình trạng, mức độ của bệnh
Cơn hen nhẹ
Liều lượng Ventolin là 0,05-0,15mg/kg, nếu cần thiết, có thể lặp lại sau 30 phút hoặc sử dụng thuốc mở phế quản nhóm salbutamol như Ventolin, Solmux Broncho, Terbutaline sulfate như Bricanyl. Đồng thời, có thể sử dụng các sản phẩm làm sạch mũi và thông thoáng đường thở. Như Sterimar, Sofmer để hỗ trợ điều trị.
Cơn hen vừa
Khí dung kết hợp giữa Ventolin để mở phế quản và thuốc nhóm corticoid dạng phun sương như Fluticasone propionate (Flixotide), Budesonide (Pulmicort, Symbicort,…) có thể được sử dụng để tối ưu hóa điều trị hen phế quản.
Cơn hen nặng
Sử dụng Oxy qua mặt nạ – Khí dung salbutamol kết hợp với Ipratropium mỗi 20 phút x 3 lần (đánh giá lại sau mỗi lần phun) – Hydrocortisone hoặc Methyl prednisolone.
Cơn hen ác tính
Cơn hen ác tính đòi hỏi việc nằm cấp cứu tại bệnh viện, sử dụng oxy, khí dung, hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế quản và corticoid. Trong trường hợp nặng hơn, có thể cần đặt nội khí quản và sử dụng máy thở để hỗ trợ quá trình hô hấp.
Thuốc điều trị hen phế quản
Thuốc cắt cơn hen thường được sử dụng hiện nay bao gồm Ventolin (salbutamol), Bricanyl (terbutaline), được đưa vào cơ thể dưới dạng xịt có định liều hoặc dạng phun khí dung.
Thuốc kiểm soát cơn hen bao gồm thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài để ngăn chặn cơn hen. Các loại thuốc thường được sử dụng hiện nay là các corticoid hít đơn chất như Pulmicort (budesonide), Flixotide (fluticasone) hoặc các loại phối hợp như Symbicort (budesonide-formoterol), Seretide (fluticasone-salmeterol)…
Sản phẩm dành riêng cho người hen suyễn Kisho
Thuốc trị hen suyễn Kisho là sản phẩm tâm huyết của lương y Đào Hiền Đạo. Thuốc tập trung điều trị từ gốc gây ra bệnh hen, có tác dụng nâng cao, phục hồi và điều hòa công năng 3 tạng Tỳ-Phế-Thận. Từ đó sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện, phế quản hết viêm, đờm không sinh ra và được tiêu trừ, ho giảm. Qua đó các cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen cũng nhẹ và bớt nguy hiểm hơn trước, tiến tới không còn lên cơn và tái phát nữa.
Bản chất của Đông Y là phục hồi chức năng của các tạng trong cơ thể, làm cân bằng các tạng của cơ thể để triệt tiêu nguyên nhân gây ra bệnh.
Do đó, chữa bệnh hen suyễn cần một khoảng thời gian dài hạn theo đúng đợt khoảng 03-06 tháng để đạt hiệu quả cao nhất. Bệnh nhân không chỉ khỏi mà còn khỏe lên và thoát được rất nhiều các bệnh khác.
Trong quá trình sử dụng sản phẩm thì nên kiêng đồ uống có ga, không uống nước lạnh, kiêng ăn tanh, không ăn thịt mỡ. Sau khi bệnh khỏi rồi người bệnh có thể ăn thoải mái mà không phải lo bệnh sẽ tái phát.
Kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Hen phế quản ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.