Hen phế quản là một loại viêm phế quản cấp tính, gây ra triệu chứng như ho, khó thở, đau ngực và nhiều lúc có thể dẫn đến việc suy giảm chức năng hô hấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi được đặt ra thường xuyên đó là: Hen phế quản có lây không?
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn?
Nguyên nhân của căn bệnh này do nhiều yếu tố gây nên:
Di truyền, có bố hoặc mẹ bị hen thì tỷ lệ hen ở con là 25%, cả bố mẹ bị hen tỷ lệ hen của con là 50%, bố và mẹ không bị hen thì tỷ lệ hen của con từ 10 – 15%
Những trẻ có cơ địa dị ứng dễ bị hen hơn.
Yếu tố chủ thể: cơ địa dị ứng, trẻ béo phì… Yếu tố môi trường như dị nguyên (mạt bụi nhà, lông chó mèo, nấm mốc…), nhiễm trùng, khói thuốc lá, khói xe; thay đổi thời tiết, hoạt động thể lực quá nhiều…
Bệnh hen suyễn có lây không?
Nguyên nhân gây ra hen phế quản (hen suyễn) là các tác nhân từ môi trường và di truyền, không phải do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng. Vậy nên, bệnh hen phế quản không phải là bệnh truyền nhiễm. Việc sinh hoạt chung hoặc tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh không làm lây nhiễm bệnh hen phế quản cho người khác.
Việc các thành viên trong một gia đình có nhiều người mắc hen phế quản là do yếu tố di truyền hoặc cùng sống trong một môi trường có nhiều yếu tố dị nguyên như: môi trường ô nhiễm khói bụi, khói thuốc lá, thuốc lào, môi trường sinh sống ẩm mốc,… không phải do sự truyền nhiễm của bệnh.
Các tác nhân gây hen suyễn
Khi bạn bị hen suyễn, đường thở của bạn phản ứng với một số thứ trong thế giới xung quanh, gọi là tác nhân gây hen. Những tác nhân này gây triệu chứng hoặc làm bệnh tiến triển tồi tệ. Tác nhân gây hen suyễn có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng như viêm xoang, cảm lạnh, cúm.
- Các chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, bụi, mạt nhà.
- Các chất kích ứng như nước hoa, dung dịch vệ sinh.
- Ô nhiễm không khí.
- Khói thuốc lá.
- Không khí lạnh hoặc thay đổi thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Các cảm xúc mạnh như buồn, lo lắng, căng thẳng, cười…
- Thuốc aspirin.
- Chất bảo quản thực phẩm được gọi là sulfite, được tìm thấy trong thực phẩm như tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô và nước chanh, chanh đóng chai…
Đối tượng nguy cơ bệnh hen phế quản
Để kiểm soát triệu chứng hen suyễn và thay đổi lối sống, chúng ta cần xác định các yếu tố nguy cơ. Nhiều yếu tố đã được chứng minh làm tăng khả năng mắc bệnh và xuất hiện các triệu chứng của cơn hen phế quản. Các yếu tố này thường liên quan đến sự tiếp xúc với các yếu tố khởi phát bệnh, bao gồm:
- Có người thân trong gia đình mắc bệnh
- Trẻ trai có khả năng mắc hen suyễn cao hơn trẻ gái
- Tiền sử dị ứng
- Thừa cân hoặc béo phì
- Hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm với khói thuốc lá
- Các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp như khói bụi, hóa chất dùng trong nông nghiệp, xây dựng.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Nếu không thể kiểm soát triệu chứng khi lên cơn hen, bạn cần đến khám bác sĩ ngay lập tức. Hãy đến trung tâm y tế gần nhất nếu bạn có các triệu chứng sau đây:
- Khó thở nghiêm trọng và thở khò khè, đặc biệt là vào buổi sáng hay tối muộn
- Cần căng cơ ngực khi thở
- Các triệu chứng không biến mất sau khi dùng các phương pháp chữa trị tại nhà hay dùng bình xịt định liều khẩn cấp
- Mất khả năng nói các cụm dài vì thở dốc.
Kết
Thông qua bài viết trên có thể giúp bạn yên tâm hơn vì hen phế quản không phải là một bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh khó điều trị khỏi hoàn toàn, vậy nên, bạn không nên chủ quan trong việc phòng và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!