Hen phế quản hay hen suyễn là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh này. Và vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm hen phế quản có chữa được không? Cùng đi tìm giải đáp trong nội dung dưới đây nhé.
Bệnh hen suyễn là như thế nào?
Hen phế quản hay hen suyễn là một bệnh mãn tính của hệ hô hấp còn gọi là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề, niêm mạc phế quản, tăng tiết đờm rãi và co thắt cơ trơn phế quản.
Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Nếu tình trạng phù nề không được kiểm soát, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Người bệnh sẽ khò khè và rất khó thở.
Hen phế quản không điều trị sớm, lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiể. Nnhư nhiễm khuẩn phế quản, suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế mãn tính, ngừng hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.
Hen phế quản có chữa được không?
Trường hợp bình thường
Theo các bác sĩ chuyên khoa, dù bệnh hen phế quản có điều trị thì cũng không thể trị dứt điểm. Tuy nhiên căn bệnh này được điều trị sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn và biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp hen phế quản có thể tự khỏi
Một số trường hợp bệnh hen có thể tự khỏi được nhờ diễn tiến tự nhiên của bệnh. Trường hợp này thường xảy ra ở thể bệnh hen phế quản khởi phát từ bé. Bệnh hen khởi phát ở trẻ em thường tự giới hạn. Và có tiên lượng tốt hơn là hen khởi phát vào tuổi trưởng thành. Cụ thể là:
- 1⁄2 trường hợp trẻ em khởi phát bệnh hen vào tuổi nhỏ, thấy hết hẳn triệu chứng vào tuổi trưởng thành.
- 1⁄4 trường hợp bệnh hen chỉ ở mức nhẹ – bậc 1 chỉ cần tránh các yếu tố kích phát cơn hen là có thể kiểm soát tốt bệnh.
- 1⁄4 trường hợp là vẫn còn triệu chứng hen nặng vào tuổi trưởng thành.
- Từ 10 tuổi trở đi nếu diễn tiến tốt các triệu chứng hen sẽ nhẹ và thưa dần đi. Với người trưởng thành có tiền sử bị hen từ bé thì vẫn có nhiều nguy cơ mắc bệnh hen trở lại hơn người không có tiền sử hen từ bé.
Biện pháp kiểm soát bệnh hen suyễn
Hiện nay có nhiều biện pháp làm giảm cơn hen, tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Thuốc giãn phế quản
Thuốc giãn phế quản giúp giảm co thắt khí quản. Thuốc thường được dùng dưới dạng ống hít hoặc. Thuốc giãn phế quản bao gồm các thuốc chủ vận bêta tác dụng kéo dài như ciclesonide, formoterol, salmeterol… Thuốc chủ vận beta tác dụng tác dụng nhanh chóng để giảm cơn khó thở tức thì. Thuốc kháng cholinergic tác dụng nhanh như ipratropium và thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài như tiotropium, theophylin.
Ống hít trị hen
Thiết bị này cung cấp cho bạn corticosteroid dạng hít và thuốc chủ vận beta có tác dụng giảm cơn ho kéo dài.
Corticoid dạng hít
Những loại thuốc này kiểm soát hen lâu dài do đó nên dùng mỗi ngày. Thuốc có tác dụng làm dịu sưng tấy và tắc nghẽn trong đường thở. Corticoid dạng hít thường là Budesonide, Fluticasone, Beclomethasone,…
Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch
Bạn có thể mang theo thuốc này và ống hít khi lên cơn hen đột ngột nhằm giảm sưng và viêm đường hô hấp. Bạn có thể dùng steroid trong thời gian ngắn từ 5 ngày đến 2 tuần. Ngoài ra có thể tiêm steroid trực tiếp vào tĩnh mạch nếu bị hen suyễn nặng.
Thuốc kiểm soát hen suyễn lâu dài
Thuốc xịt hen suyễn dùng hàng ngày giúp giảm tần suất và mức độ của các triệu chứng hen suyễn. Nhưng không kiểm soát ngay các triệu chứng nếu cơn hen xuất hiện đột ngột. Kiểm soát hen suyễn lâu dài bao gồm các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng cholinergic, thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, thuốc điều trị sinh học…
Ngoài ra biện pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt là cách sử dụng một điện cực để làm nóng sóng không khí trong phổi, giảm co thắt phế quản. Liệu pháp này dành cho những người bị hen suyễn nặng.
Sinh học
Nếu bạn bị hen suyễn nặng không thể đáp ứng với các loại thuốc kiểm soát. Bạn có thể điều trị bệnh hen suyễn của mình bằng cách thử thuốc sinh học như omalizumab để điều trị hen suyễn do dị ứng. Bạn có thể tiêm nó sau mỗi 2 đến 4 tuần. Các chất sinh học khác có thể ngăn chặn các tế bào gây viêm.
Bên cạnh các biện pháp điều trị hen suyễn ở trên bạn cần kết hợp thêm một số cách hỗ trợ điều trị dưới đây:
- Cần tránh các tác nhân gây hen suyễn.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Đề giảm các triệu chứng do bệnh gây ra bằng các bài tập thở.
- Sử dụng một số phương pháp điều trị bổ sung như yoga, châm cứu, bổ sung vitamin,…
Kết,
Trên đây là những chia sẻ về bệnh bệnh hen phế quản có chữa được không và giúp biện pháp kiểm soát tình trạng bệnh. Nhìn chung, tất cả các bệnh đều có phương pháp điều trị và kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh hoặc phát hiện sớm bệnh để điều trị.