Hen suyễn (hen phế quản) là một bệnh hô hấp mãn tính phổ biến ở nước ta. Tỷ lệ mắc hen suyễn tăng dần theo mỗi năm. Dấu hiệu của hen suyễn đôi khi sẽ làm bạn lầm tưởng thành các bệnh hô hấp khác. Tuy nhiên, có một số triệu chứng dễ nhận biết nhất.
Dấu hiệu của hen suyễn thường thấy
Tự nhận biết các dấu hiệu của hen suyễn giúp bạn có thể điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Đôi khi chúng ta tưởng đây chỉ là những chứng bệnh nhẹ, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được trị liệu đúng, hen suyễn có thể gây ra những biến chứng bất ngờ. Nếu nhận thấy những triệu chứng sau, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt:
- Ho dai dẳng không ngừng. Đặc biệt là về đêm, có thể gây mất ngủ
- Thường xuyên cảm thấy khó thở
- Tức ngực hoặc nặng ngực
- Thở khò khè. Đây là dấu hiệu thường thấy ở trẻ khi mắc hen suyễn
- Các chứng ở trên càng trở nặng khi bạn mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, thời tiết giao mùa
Những ai dễ mắc hen suyễn?
Ai cũng có nguy cơ mắc hen suyễn. Trên thực tế, chứng bệnh này chưa có cách phòng ngừa triệt để. Tuy nhiên, có một số đối tượng dễ bị hen phế quản nhất. Những đối tượng này cần được chú ý đặc biệt về dấu hiệu của hen:
- Người có cơ địa dễ dị ứng. Bao gồm cả dị ứng thức ăn, dị ứng qua đường hô hấp, tiếp xúc gần,…
- Trẻ em thường xuyên bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Hay bị bệnh tái đi tái lại
- Trẻ em có bố mẹ mắc bệnh hen suyễn vì hen suyễn có tính chất di truyền
- Người sinh hoạt và làm việc trong môi trường ô nhiễm bởi hóa chất, khói bụi, thuốc lá,…
- Người thừa cân, béo phì, ít vận động
Biến chứng hen suyễn
Ngày nay, ít người có những biến chứng nguy hiểm khi mắc hen suyễn. Đó là nhờ vào y tế đang ngày càng phát triển và người ta cũng chú ý về bệnh nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chủ quan với bệnh. Bệnh hen nên được kiểm soát tốt ngay từ đầu. Nếu không được chữa đúng cách, nó rất dễ gây những hệ lụy đáng tiếc.
- Gây khí phế thũng, tâm phế mãn tính ở những người bị hen suyễn nặng, lâu năm
- Biến dạng lồng ngực hoặc suy hô hấp mãn tính
- Xẹp phổi. Thường gặp nhất ở trẻ em (chiếm khoảng 30%)
- Tràn khí màng phổi. Khoảng 5% bệnh nhân hen suyễn sẽ gặp tình trạng này. Dễ gây tử vong
- Biến chứng điều trị hen suyễn. Dùng corticoid kéo dài quá lâu có thể gặp hội chứng giả cushing.
Điều trị hen suyễn an toàn, hiệu quả
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hen suyễn. Sau khi phát hiện những dấu hiệu của hen suyễn, bạn nên đi khám bệnh trước để xác định tình trạng bệnh. Sau đó, tùy vào trạng thái cơ thể mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với mình. Có 2 phương pháp phổ biến nhất là Tây y và Đông y. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng.
Nếu bạn đang cân nhắc cách trị hen suyễn an toàn, hạn chế tác dụng phụ nhưng có hiệu quả cao, hãy tham khảo KISHO ASMA. Đây là kết quả nghiên cứu của ông Đào Hiền Đạo sau 9 năm miệt mài đi tìm lời giải cho bệnh hen suyễn. Thuốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên và không lo tái phát. Giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và công sức vì không cần nấu hay sắc thuốc.
Phòng tránh hen suyễn tái phát
Bên cạnh việc dùng thuốc, có một số lưu ý mà bệnh nhân hen suyễn cần làm để hạn chế cơn hen quay trở lại tới mức thấp nhất:
- Cai thuốc lá hoặc tránh xa môi trường nhiều khói thuốc
- Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên
- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng và kích phát cơn hen
- Tránh các loại thuốc làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn
- Phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc linh tinh
- Dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng
- Tiêm đầy đủ các mũi tiêm cần thiết
- Hạn chế căng thẳng kéo dài, ngủ đủ giấc
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thể nhận biết dễ dàng dấu hiệu của hen suyễn. Xin đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được tư vấn về hen suyễn một cách đầy đủ và tận tình nhất.