Dấu hiệu của bệnh hen suyễn là một trong những điều bắt buộc phải nắm để có thể chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Hãy cùng Kisho Asma tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh hen suyễn để có cách phòng ngừa và điều trị hợp lý bạn nhé
Bệnh hen suyễn là bệnh lý gì?
Hen suyễn không còn là căn bệnh xa lạ hiện nay. Nó còn có tên gọi khác là bệnh hen phế quản. Là bệnh lý thuộc đường hô hấp và là bệnh mãn tính. Bệnh xuất hiện khi các lớp niêm mạc ở ống phế quản sưng lên, có dấu hiệu viêm nhiễm và gây nên sự kích ứng. Khi xung quanh niêm mạc phế quản bị viêm thì xung quanh đường thở sẽ tiết ra lượng lớn chất nhầy gây thu hẹp đường dẫn khí. Từ đó gây khó khăn cho không khí vào phổi. Khi tình trạng phù nề diễn ra ngagy càng nghiêm trọng thì đường thở càng hẹp. Từ đó loạt triệu chứng hen suyễn trở nên nặng hơn
Dấu hiệu của bệnh hen suyễn
Bệnh hô hấp nói chung và bệnh phế quản nói riêng thì các triệu chứng rất đa dạng và tương tự nhau. Chúng có thể bị nhầm lẫn với một số loại bệnh khác như lao, giãn phế quản,… Tuy nhiên dấu hiệu của bệnh hen suyễn bạn cần nắm rõ để có thể thăm khám và điều trị đúng cách. Hãy cùng điểm qua một số dấu hiệu sau:
- Ho: Ho là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Nếu là ho suyễn thì ho thường liên tục, kéo dài, tình trạng xảy ra chủ yếu vào ban đêm, ho khi làm việc nặng, ho khi gặp thời tiết lạnh, ho khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng
- Thở khò khè: Đây là dấu hiệu điển hình của suyễn. Thở khò khè, thở rít. Khi không khí bị cản thở vào phổi thì khi thở sẽ tạo nên những âm thanh khò khè
- Khó thở: Do thiếu không khí, không khí không cung cấp đủ cho phổi hoạt động nên bệnh sẽ gây nên tình trạng khó thở
- Đau ngực
- Hơi thở nhanh, gấp gáp
- Mặt biến sắc, tái nhợt
Nguyên nhân hình thành hen suyễn
Là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp. Vì vậy những tác nhân được cho là là nguyên nhân gây hen suyễn thường là do yếu tố môi trường và do di truyền. Những nguyên nhân gây hen suyễn điển hình như:
- Nhiễm khuẩn hô hấp do bị vi rút, vi khuẩn
- Do thời tiết là không bảo vệ cơ thể
- Do khói bụi, ô nhiễm
- Làm việc trong môi trường độc hại, chứa nhiều khói thuốc lá
- Stress kéo dài
- Do các tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, xịt phòng, lông động vật
- Do di truyền: Phần lớn các trường hợp cha mẹ có bệnh hen suyễn thì khả năng con cái họ mắc bệnh rất lớn
Phòng ngừa và điều trị bệnh hen suyễn
Phòng ngừa và điều trị hen suyễn là quá trình lâu dài và kiên trì. Bạn phải chuẩn bị tâm lý là bệnh hen suyễn không thể chữa trị khỏi. Vì vậy điều trị và phòng ngừa hen suyễn nhằm kiểm soát tình trạng bệnh và tránh những biến chuyển xấu xảy ra.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Tuân thủ đúng phác đồ điều trị, đúng cách. Không tự ý điều trị, sai liều lượng, sai thời gian tránh gây ảnh hưởng sức khỏe
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hen: Không tiếp xúc với những nguyên nhân gây ra hen như vật nuôi, thuốc lá, bụi, ẩm mốc, hóa chất độc hại
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt là các bài tập thở thường xuyên để tăng khả năng thở
- Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng họng. Xúc miệng nước muối thường xuyên làm sạch đường họng
- Thực hiện tầm soát hen và COPD
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!