Hen suyễn là một bệnh lý hô hấp khá phổ biến ở trẻ em. Trẻ mắc bệnh này thường rất nhạy cảm với bất cứ sự viêm nhiễm hô hấp nào, từ đó khiến cha mẹ lo lắng, thậm chí stress vì tình trạng sức khỏe của con. Vậy làm sao để chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em?
Tìm hiểu về bệnh hen suyễn ở trẻ
Hen suyễn là một dạng bệnh mạn tính của đường hô hấp. Nguyên nhân là do bị viêm nhiễm đường dẫn khí dẫn đến tình trạng trẻ ho nhiều, ho liên tục, thở khò khè, tức ngực, thậm chí khó thở. Bệnh tái phát liên tục khi gặp những tác động từ bên ngoài như: tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc lá, hóa chất,…
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn
Dấu hiệu của bệnh hen suyễn khá dễ nhận biết. Thông thường, bệnh có những triệu chứng thường gặp sau:
Ho nhiều và ho tái đi tái lại nhiều lần
Trẻ nhỏ thường rất hay bị ho. Ho cũng là triệu chứng hay có ở các bệnh đường hô hấp trên và hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng,… Tuy nhiên, nếu ho dài ngày, ho liên tục và ho tái đi tái lại nhiều lần, thường xuyên ho về đêm thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
Thở khò khè, nhanh và gấp
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị hen suyễn chính là sự bất thường về tiếng thở. Trẻ có triệu chứng thở khò khè, đôi khi nghe tiếng rít giống. Nguyên nhân là do phế quản bị viêm nhiễm, phù nề, làm tắc nghẽn đường thở. Triệu chứng nặng là trẻ thở nhanh, nhịp thở gấp, nhất là khi trẻ vận động mạnh hoặc sau cơn ho.
Mặt tái nhợt, đổ mồ hôi
Khi cơn hen suyễn tái phát, đường thở tắc nghẽn, trẻ thở nhanh và gấp, ôxy không đủ cung cấp cho cơ thể khiến cho da mặt tái nhợt, đổ mồ hôi. Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, lờ đờ.
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn ở trẻ. Trong đó, các chuyên gia đã chia ra các nguyên nhân cụ thể cho 2 tình trạng hen phế quản dị ứng và không dị ứng dưới đây:
Nguyên nhân gây hen phế quản dị ứng
Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn:
– Do môi trường sống chứa các dị ứng nguyên hô hấp như bụi bẩn, bụi từ chăn đệm, các loại bọ nhà như Dermatophagoides pteronyssimus, lông của chó, mèo, thỏ,… Hay các loại phấn hoa,…
– Hoặc dị ứng với thành phần của thuốc như aspirin, dị ứng với trứng, hay một số chất phụ gia có trong thực phẩm.
Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn:
Do các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc xâm nhập và gây ra tình trạng hen suyễn.
Hen phế quản không do dị ứng
- Do Di truyền.
- Khi phải gắng sức, đặc biệt là khi ngưng gắng sức.
- Do thời tiết, nhất là thời điểm chuyển giao sang lạnh.
- Do rối loạn nội tiết, thường xảy ra ở giai đoạn trưởng thành, trước thời kỳ có kinh, ở người trưởng thành thì xảy ra ở thời điểm mang thai hay mãn kinh.
- Trẻ luôn có tâm trạng lo âu, mâu thuẫn cảm xúc, hoặc gặp phải cú sốc về tình cảm.
Chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em bằng cách nào?
Có 2 loại thuốc phổ biến được dùng để chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em:
- Thuốc cắt cơn. Loại thuốc này giúp trẻ giảm các triệu chứng tức thời của một cơn hen sắp khỏi phát. Nếu sau khi dùng thuốc trẻ không thuyên giảm. Thì hay đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
- Thuốc kiểm soát cơn hen. Thuốc này sẽ có tác dụng lâu dài và để ngăn ngừa cơn hen tái phát. Đây là loại thuốc mà trẻ sẽ phải uống hàng ngày để hạn chế triệu chứng viêm đường hô hấp.
Bạn có thể điều trị bệnh hen suyễn cho con mình tại nhà bằng máy xông khí dung. Máy xông khí dung giúp chuyển đổi thuốc điều trị hen suyễn (thuốc giãn phế quản). Từ dạng lỏng sang dạng phun sương và xịt trực tiếp vào mũi cho trẻ thở qua mặt nạ hoặc máy xông khí dung. Phương pháp này thường mất 10-15 phút và được sử dụng nhiều lần trong ngày.
Lời kết
Trên đây là những giải đáp về thắc mắc chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em. Nếu bạn cần được tư vấn từ chuyên gia điều trị bệnh hen suyễn, hãy liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.