Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì cách bấm huyệt chữa hen suyễn cũng được nhiều người áp dụng. Phương pháp này giúp bệnh nhân giảm thiểu tần suất khởi phát cơn hen, dễ thở hơn và giảm triệu chứng ho. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân chưa biết đến cách này. Hãy cùng các chuyên gia của kisho tìm hiểu nhé!
Tại sao bấm huyệt giúp chữa hen phế quản?
Theo y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của cơ thể điều được đại diện và kết nối với một số điểm huyệt nhất định. Việc tạo áp lực lên các huyệt đạo sẽ giúp người bệnh hen giảm căng thẳng và điều hòa hơi thở tốt hơn. Do vậy, bấm vào các huyệt có công dụng thư giãn cơ thể sẽ có lợi cho bệnh nhân hen suyễn.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc hen suyễn có thể do sự mất cân bằng năng lượng trong cơ thể. Khi bấm huyệt, cơ thể sẽ thiết lập lại sự cân bằng vốn có. Nguồn năng lượng trong cơ thể sẽ được tập trung lại để chữa lành bệnh tật và tăng cường sức khỏe.
Trường hợp chống chỉ định với bấm huyệt điều trị hen suyễn
Bệnh nhân không nên áp dụng cách bấm huyệt chữa hen suyễn nếu:
- Đang mắc các bệnh ngoài da ở vùng ngực, cổ và gáy.
- Đang bị sốt cao.
- Bị loãng xương.
- Mắc bệnh ưa chảy máu.
- Mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Bị khó thở do hen tim, tràn khí màng phổi, phù phổi cấp.
Cách bấm huyệt chữa hen suyễn
Dưới đây là 5 cách bấm huyệt chữa hen suyễn được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để tình trạng bệnh được cải thiện, bệnh nhân nên sử dụng kết hợp với thuốc theo quy định của bác sĩ.
Huyệt đản trung
- Vị trí: Huyệt đản trung là điểm giao giữa đường dọc chính giữa mặt trước cơ thể (dọc giữa xương ức) và đường ngang qua nối 2 núm vú (ở nam giới). Hay đường ngang qua bờ trên 2 khớp ức sườn thứ 5 (ở nữ giới).
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa day ấn huyệt đản trung khoảng 1 phút.
Huyệt xích trạch
Huyệt xích trạch là huyệt con của phế kinh nên được dùng để thanh nhiệt, làm sạch phổi. Vỗ vào huyệt này sẽ giúp trị các chứng bệnh ho, đờm, hen suyễn, tức ngực, viêm họng,..
- Vị trí: Hơi gập khuỷu tay rồi đưa bàn tay về phía trước. Sờ vào đường ngấn khuỷu tay, bạn sẽ thấy một sợi gân to. Giao điểm của sợi gân này và đường ngấn khủy tay chính là huyệt xích trạch.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón trỏ ấn huyệt xích trạch trong 1 phút.
Huyệt phong long
Huyệt long phong giúp điều hòa khí vị, hóa đờm thấp nên thường được dùng để chữa các chứng bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng.
- Vị trí: Là trung điểm của đường nối giữa đường khớp gối và cổ chân, nơi có ụ cơ nhô cao. Hoặc bạn cũng có thể xác định huyệt long phong bằng cách đo từ đỉnh mắt cá chân ngoài lên khoảng 17 cm.
- Cách bấm huyệt: Dùng 2 ngón tay cái bấm đồng thời 2 huyệt long phong trong 1 phút.
Huyệt khái suyễn
Huyệt khái suyễn là một huyệt đạo đặc biệt hiệu quả trong phòng ngừa ho hen suyễn. Do đó, khi cơn hen phát tác bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của huyệt này.
Cách bấm huyệt: Dùng điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bạn có cảm giác nóng lập tức dịch điếu ngải ra. Đợi một lúc sau lại tiếp tục trị liệu. Cứ như thế khoảng 3-5 lần là có thể hạn chế hen suyễn lên cơn.
Huyệt tam gian
Cũng như huyệt khái suyễn, huyệt tam gian có “chuyên môn” ngăn chặn cơn ho kịch liệt do hen suyễn gây nên.
- Vị trí: Nằm trên gốc ngón trỏ, mặt mu bàn tay.
- Cách bấm huyệt: Bạn cũng dùng điếu ngải hơ tương tự như cách bấm huyệt khái suyễn vậy.
Lời kết
Trên đây là 5 cách bấm huyệt chữa hen suyễn được nhiều người áp dụng và thành công. Bạn nên kết hợp phương pháp này với việc sử dụng thuốc để đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh suyễn hãy liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.