Thuốc trị hen suyễn là một giải pháp thường được sử dụng để kiểm soát các cơn hen. Thuốc được chia thành bao nhiêu nhóm? Dùng cho những trường hợp nào? Có tác dụng phụ gì không? Thì mời bạn theo dõi tiếp bài viết.
Nguyên nhân bị hen suyễn
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến bị hen suyễn, nhưng có thể do sự kết hợp của các yếu tố sau:
- Môi trường: Chất gây dị ứng như bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, hói thuốc lá, nhiễm trùng đường hô hấp, cảm xúc thay đổi mạnh và có thể do một số loại thuốc,…
- Di truyền: Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn của bạn cao hơn nếu người thân trong gia đình bị hen suyễn. Hoặc các tình trạng dị ứng khác như viêm da dị ứng,…
Mục tiêu điều trị hen suyễn
Có một số phương pháp điều trị kiểm soát hoặc làm giảm cơn hen suyễn. Tuy nhiên việc điều trị dựa trên hai mục tiêu đó là kiểm soát cơn hen và dự phòng để giảm viêm đường thở. Điều trị và phòng ngừa bệnh cần sự kết hợp của các loại thuốc. Thay đổi lối sống lành mạnh và tránh các tác nhân gây bệnh hen.
Bệnh hen suyễn không được kiểm soát hoặc không được điều trị có thể khiến người bệnh dễ bị lên cơn hen đột ngột làm tổn thương phổi. Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp cho bạn và giúp bạn lập kế hoạch điều trị tình trạng của mình.
Mục tiêu của dự phòng là nhằm mục đích ngăn ngừa các triệu chứng tái phát, duy trì chức năng phổi. Liệu pháp cắt cơn được sử dụng khi các triệu chứng đột ngột hen xuất hiện đột ngột.
Phân loại thuốc hen suyễn
Những bệnh nhân khác nhau có những nhu cầu điều trị khác nhau. Không có cách chữa trị chung cho tất cả các bệnh nhân bị hen suyễn. Một số bệnh nhân đạt được sự thuyên giảm với một số loại thuốc. Trong khi những người khác đáp ứng tốt hơn với những cách khác. Do đó cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thuốc điều trị bệnh hen suyễn được chia thành ba loại chính:
- Thuốc cắt cơn hen.
- Thuốc kiểm soát cơn hen.
- Thuốc điều trị bổ trợ cho bệnh hen suyễn.
Người bị hen suyễn phải luôn đem theo thuốc giảm cơn hen bên mình
Thuốc cắt cơn hen
Thuốc giảm nhanh các cơn hen, sử dụng ống hít là một giải pháp cho các cơn hen suyễn đột ngột hoặc nhẹ. Người bị hen phế quản luôn phải có sẵn ống hít cắt cơn để sử dụng kịp thời. Đây là một thiết bị đưa thuốc trực tiếp qua miệng vào đường thở khi hít vào. Tuy nhiên, mỗi ống hít hoạt động khác nhau. Giảm tần suất dùng thuốc này là một biện pháp giúp điều trị thành công.
Thuốc kiểm soát cơn hen suyễn
Thuốc giúp ngăn ngừa cơn hen xảy ra. Sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng làm giảm tình trạng hẹp và viêm đường thở. Ở hầu hết các bệnh nhân, nên sử dụng thuốc dự phòng hen suyễn hàng ngày.
Thuốc bổ sung cho bệnh hen suyễn nặng
Thuốc bổ sung vào phác đồ điều trị khi bệnh nhân có các triệu chứng kéo dài. Hoặc vẫn xuất hiện các cơn hen cấp mặc dù đã thực hiện biện pháp tối ưu.
Bị bệnh hen suyễn nên uống thuốc gì?
Corticosteroid
Corticosteroid có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn. Chúng có thể được dùng ở dạng viên, hít hoặc tiêm. Chúng hoạt động bằng cách giảm phản ứng viêm của cơ thể để kiểm soát các triệu chứng hen suyễn dễ hơn.
Ở trẻ em, nếu dùng corticosteroid dạng hít quá lâu có thể làm chậm sự phát triển. Nhưng lợi ích khi sử dụng loại thuốc này để kiểm soát tốt các triệu chứng nói chung. Corticosteroid dạng hít thường không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhưng corticosteroid đường toàn thân chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để điều trị hen do tác dụng phụ.
Thuốc điều trị Corticosteroid thường được sử dụng để chữa hen suyễn
Thuốc chủ vận beta
Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài được sử dụng để kiểm soát bệnh hen suyễn lâu dài. Trong khi thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn dùng cắt giảm cơn hen nhanh chóng, cho phép phổi thở dễ dàng hơn.
Kháng thể đơn dòng
Đôi khi được gọi là thuốc sinh học, những loại thuốc này ngăn chặn phản ứng của cơ thể với chất gây dị ứng. Những loại thuốc này chỉ được dùng cho những người bị hen suyễn nặng. Các kháng thể đơn dòng thường được kê đơn bao gồm mepolizumab và omalizumab.
Một số tác dụng phụ của thuốc điều trị hen suyễn
Tất cả các loại thuốc điều trị hen suyễn đều có thể gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là mỗi bệnh nhân khác nhau thì tác dụng phụ có thể xảy ra khác nhau. Do đó bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc. Hoặc áp dụng đúng thuốc mà bác sĩ chỉ định. Những tác dụng này có thể bao gồm: Nhức đầu, khản giọng, tim đập nhanh, đau họng, buồn nôn, chóng mặt, đau khớp,…
Tuy cơ địa bệnh nhân mà thuốc trị hen suyễn sẽ có tác dụng phụ khác nhau
Kết,
Ngoài việc dùng thuốc bạn nên kết hợp thêm các bài tập thở có thể giúp cơ hô hấp của bạn hoạt động bình thường. Ngoài ra, thay đổi lối sống, tránh các chất gây dị ứng, thực hiện chế độ ăn uống khoa. Đây là những cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho người đọc về “Bị bệnh hen suyễn nên uống thuốc gì?”