Người mắc bệnh suyễn hiểu rõ nhất căn bệnh sẽ ảnh hưởng lớn như thế nào đối với cuộc sống. Nên một phần họ cũng sợ là không biết bệnh suyễn có lây không? Nếu có lây thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con cái cũng như người thân. Vậy theo bạn bệnh suyễn có lây hay không?
Đọc bài viết này để giải đáp thắc mắc bệnh suyễn có lây không.
Bệnh suyễn là bệnh gì?
Hen hay còn gọi là suyễn thường là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cũng “mạn tính” nghĩa là cũng cần nhiều thời gian và một điều kém may mắn là cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh hen/suyễn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này mà thôi.
Các triệu chứng mắc phải bệnh suyễn
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh hen suyễn, nhưng có thể do sự kết hợp của cả yếu tố môi trường và yếu tố cơ địa. Những yếu tố gây khởi phát cơn hen bao gồm:
- Các hạt nhỏ như phấn hoa, bụi xi măng, lông động vật…
- Các nhân tố gây nhiễm khuẩn đường hô hấp như vi khuẩn, virus.
- Hoạt động thể chất (làm tăng mức độ nặng của bệnh nếu tập không đúng cách).
- Không khí lạnh.
- Khói thuốc.
- Một số thuốc như chẹn Beta, aspirin, ibuprofen.
- Stress, lo lắng, xúc động.
- Nắp môn vị dạ dày đóng mở bất thường Trào ngược dạ dày thực quản.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh suyễn
Bệnh hen suyễn có lây không?
Bệnh hen suyễn tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống con người. Do đó không ít người lo lắng bệnh hen suyễn sẽ lây nhiễm đến những người khác trong gia đình, đặc biệt khi những người thân dùng chung vật dụng gia đình thường ngày. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh hen suyễn không do virus hoặc vi khuẩn gây ra, do đó đây không phải căn bệnh truyền nhiễm.
Bạn không cần lo lắng “bệnh hen suyễn có lây không”, thay vào đó, hãy yên tâm chăm sóc cũng như dùng chung đồ dùng sinh hoạt hàng ngày với người bệnh hen suyễn.
Mặc dù hen suyễn không phải là một căn bệnh lây truyền nhưng nó có tính di truyền. Có nhiều yếu tố được cho rằng làm tăng khả năng mắc hen suyễn bao gồm:
- Có người thân bị hen.
- Tiền sử dị ứng.
- Béo phì.
- Hút thuốc lá.
- Hút thuốc lá thụ động.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.
Dấu hiệu giúp nghi ngờ mắc bệnh suyễn
Các dấu hiệu gồm: Có cơn khò khè tái đi tái lại, bị ho nhiều và tăng vào ban đêm hay khi gần sáng, ho sau khi tập thể dục hay gắng sức. Khó thở vào một mùa nào đó hay khi thay đổi thời tiết, ho hay khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó, bị cảm “lặm” vào phổi và có thể kéo dài hơn 10 ngày.
Các triệu chứng này cải thiện khi uống thuốc dãn phế quản. Nếu có 1 trong những dấu hiệu trên thì bạn bị nghi ngờ có bệnh suyễn. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác giúp hướng đến bệnh suyễn như: tiền sử cá nhân và gia đình mắc bệnh các bệnh dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng), gia đình có người bị suyễn, triệu chứng nặng hơn sau uống spirin/ kháng viêm không corticoid hay thuốc ức chế thụ thể beta (một loại thuốc trị cao huyết áp, bệnh tim mạch).
Xem thêm: Các loại thuốc trị bệnh suyễn tốt nhất hiện nay