Bệnh hen suyễn mãn tính đặc trưng bởi 3 cơ chế là viêm mạn tính đường thở, tăng đáp ứng hen phế quản và co thắt, phù nề. Biến chứng của hen suyễn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ. Hen suyễn ảnh hưởng đến sự di chuyển của không khí lưu thông trong phổi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
Nguyên nhân và cơ chế hoạt động của hen suyễn
Hầu hết bệnh nhân hen đều tăng phản ứng phế quản, gây co thắt phế quản khi gặp các kích thích. Trong đó viêm đường thở là nguyên nhân làm tăng phản ứng phế quản. Các tác nhân kích thích phế quản có thể tác động trực tiếp lên cơ trơn của phế quản. Hoặc gián tiếp bằng cách giải phóng các chất hóa học như histamine, bradykinin, leukotriene và các yếu tố khác.
Các chất này gây hẹp, phù nề, tăng tiết dịch phế quản: Vi khuẩn, virus đường hô hấp trên. Hít phải chất gây dị ứng: bụi nhà, bụi lông động vật, nấm mốc, phấn hoa… Ô nhiễm khói bụi, thời tiết thay đổi, nhất là thời tiết khô lạnh. Hít phải khói thuốc lá. Tác dụng phụ với thuốc. Những người thường làm việc nặng nhọc. Ăn thực phẩm như tôm, cua, cá … Bị kích động quá mức. Thay đổi nội tiết khi mang thai, kỳ kinh nguyệt.
Hen suyễn gây co thắt phế quản khi gặp các kích thích
Dấu hiệu của hen suyễn mãn tính
Trong cơn hen, người bệnh thường gặp một số triệu chứng sau: Thở khò khè, thở nhanh, khó thở, ho dai dẳng, đau ngực, cảm giác lo lắng và hoảng sợ, vã mồ hôi, da xanh xao, môi tím sẫm,… Hen phế quản có thể thay đổi nghiêm trọng dẫn đến nhiều biến chứng. Vì vậy, người bệnh nên chuẩn bị thuốc hen suyễn theo hướng dẫn của bác sĩ để dùng trong trường hợp khẩn cấp, tránh nguy cơ suy hô hấp.
Những biến chứng nguy hiểm của hen suyễn mãn tính
Hen suyễn là một bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp gây khó thở, ho và tức ngực. Thường có các đợt tái phát tắc nghẽn đường thở có thể tự khỏi hoặc cần điều trị. Quá trình viêm này thường đi kèm với tăng tính phản ứng của phế quản gây co thắt phế quản.
Do bệnh hen suyễn là bệnh liên quan trực tiếp đến việc cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể. Nên quá trình tiến triển của bệnh hen suyễn có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính và lâu dài. Về lâu dài có thể xảy ra các biến chứng như viêm phế quản, khí phế thũng, giãn phế quản mãn tính, suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…
Biến chứng nguy hiểm của hen suyễn có thể là suy hô hấp
Thuốc điều trị hen suyễn
Không có thuốc điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn. Tuy nhiên việc điều trị đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Đồng thời chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng được cải thiện. Phương thức điều trị phổ biến nhất là tránh các yếu tố gây hen suyễn. Dùng thuốc thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng và có sẵn thuốc cắt cơn hen.
Thuốc kiểm soát cơn hen
Việc sử dụng các thuốc này nhằm làm giảm các triệu chứng của viêm đường thở. Ngăn chặn suy giảm chức năng hô hấp ở bệnh nhân hen mãn tính.
Thuốc dạng hít
Các corticosteroid dạng hít như beclomethasone, fluticasone, budesonide,… Các loại thuốc giãn phế lâu dài như thuốc chủ vận beta thường được phối hợp với corticosteroid dạng hít để làm giãn phế quản và kiểm soát cơn hen. Thuốc kháng cholinergic giúp giãn cơ trơn đường thở đồng thời giảm tiết đờm.
Thuốc dạng hít là loại thuốc điều trị hen suyễn phổ biến
Thuốc dạng uống
Trong số các loại thuốc uống, corticosteroid là loại phổ biến nhất. Có tác dụng làm giảm phản ứng viêm đường thở trong cơn hen cấp. Thuốc uống có thể kết hợp với thuốc xông và hít. Thuốc uống có xu hướng cho tác dụng chậm nên bệnh nhân cần lưu ý tuân theo chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
Thuốc sinh học
Thuốc này chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Thông thường bác sĩ sẽ tiêm cho đối tượng mắc cơn hen nặng.
Tùy vào từng trường hợp, mức độ bệnh và sự cải thiện của các triệu chứng mà các bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng và thời gian dùng thuốc điều trị. Lưu ý hãy kiểm tra thuốc thường xuyên để tránh tình trạng thiếu thuốc trong trường hợp khẩn cấp.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị khác
- Nếu người bệnh mắc một số bệnh lý khác như trào ngược dạ dày, béo phì, viêm xoang,… Thì cần phải điều trị dứt điểm để trước khi điều trị hen suyễn.
- Ngoài ra, người bệnh cũng phải thường xuyên tập thể dục. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và tránh xa những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
- Người bệnh hen suyễn mãn tính cũng nên tránh xa khói thuốc và tránh đến những nơi có không khí ô nhiễm.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vật dụng cá nhân,… để giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn. Những người bị bệnh hen suyễn cũng nên lưu ý không nuôi thú cưng như chó mèo trong nhà.
Kết,
Hy vọng bài viết trên cho các bạn biết thêm một số thông tin về bệnh hen suyễn mãn tính. Từ đó có cách phòng tránh, nhận biết cũng như đi khám để điều trị dứt điểm nhanh chóng. Để hiểu hơn về bệnh hen suyễn, bạn có thể liên hệ ngay 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ và quá trình điều trị hen suyễn tốt nhất.