Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến không khó điều trị nhưng nếu để lâu rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Các bậc phụ huynh nên có đầy đủ kiến thức về triệu chứng trẻ bị viêm phế quản. Từ đó để chủ động phòng tránh và xử lý đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho bé.
Triệu chứng trẻ bị viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường dẫn khí lớn dẫn đến phổi. Có nhiều yếu tố có thể gây ra bệnh viêm phế quản. Trong đó phổ biến nhất là virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào đường thở gây sưng, viêm, tăng tiết chất nhầy.
Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản ở trẻ em là do virus. Độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi thường dễ mắc căn bệnh này nhất. Một số yếu tố nguy khác khiến trẻ có nhiều khả năng phát triển bệnh hơn như:
- Di truyền cho ba mẹ bị hen suyễn.
- Cơ địa của trẻ em bị dị ứng.
- Môi trường sống không sạch sẽ, nhiều khói bụi, khói thuốc lá.
Trẻ bị viêm phế quản có các triệu chứng khá giống của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Ho, sốt, thở khò khè, thở nhanh, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Các triệu chứng có xu hướng nặng hơn vào ban đêm. Ba mẹ cần theo dõi để điều trị kịp thời khi có triệu chứng nguy hiểm. Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, ba mẹ nên sớm đưa trẻ đi khám sớm.
Trẻ khó thở, tím tái
Tắc nghẽn dịch ở thanh quản có thể khiến trẻ khó thở, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị tốt. Để đánh giá mức độ khó thở của trẻ thì để trẻ nằm yên trong 1 phút và đếm nhịp thở. Sau đó so sánh kết quả với tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế đưa ra:
- Trẻ em dưới 2 tháng: Nhịp đập hơn 60 lần/phút
- Trẻ từ 2 đến 12 tháng: Nhịp đập trên 50 lần/phút.
- Trẻ từ 1 đến 5 tuổi: Nhịp đập trên 40 lần/phút.
Nhịp thở càng nhanh thì tình trạng khó thở càng càng nguy hiểm. Thậm chí trẻ khó thở có thể kèm theo tím tái, lạnh tay chân,…
Trẻ sốt trên 39 độ C
Trẻ sốt cao trên 39 độ C nếu không được hạ sốt sẽ rất nguy hiểm cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao mà không đáp ứng với thuốc thì phải sớm đưa trẻ đi cấp cứu. Có trường hợp trẻ sốt cao kèm theo mất ý thức hoặc co giật.
Trẻ bỏ bú
Sốt cao và kèm theo các triệu chứng mất ý thức bỏ bú, hôn mê khó đánh thức là dấu hiệu nguy hiểm.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Nếu trẻ bị cảm, ho, sổ mũi, thậm chí trẻ có triệu chứng khó thở, thở nhanh và bỏ ăn. Ba mẹ nên điều trị dứt điểm cho trẻ các triệu chứng này càng sớm càng tốt. Để tránh những biến chứng không mong muốn.
Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non, khi mắc bệnh thường rất nặng nhưng các triệu chứng không rõ ràng. Vì vậy, nếu trẻ sụt cân, bú kém, nôn trớ, tiêu chảy, khó thở thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
Hướng dẫn điều trị viêm phế quản ở trẻ hiệu quả
Với bệnh viêm phế quản do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bé. Nếu nguyên nhân là do virus hoặc chất gây dị ứng thì không cần dùng kháng sinh. Nếu trẻ khó thở hoặc thở khò khè, bác sĩ có thể dùng thêm thuốc giãn phế quản để mở đường thở. Ngoài ra trẻ cần dùng thuốc ho để giảm các triệu chứng và giảm mệt mỏi do ho.
Trẻ em có tiền sử hen suyễn nên tránh sử dụng thuốc ho có chứa acetylcysteine và bromhexine. Vì những loại thuốc này có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Một số thuốc long đờm làm tăng tiết dịch nên được sử dụng thận trọng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Vì khả năng ho ra đờm của trẻ còn hạn chế có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở.
Chăm sóc trẻ đúng cách
- Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh để viêm phế quản tiến triển thành viêm phổi.
- Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm khăn ấm, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C thì phải uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Ba mẹ không cho trẻ dùng kháng sinh một cách tràn lan. Vì có thể để lại nhiều hậu quả cho sức khỏe sau này.
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm và giảm các triệu chứng ho, khó chịu cổ họng.
- Chữa ho bằng mật ong: Đây là cách giảm ho cho trẻ rất đơn giản và hiệu quả. Bạn có thể cho trẻ uống mật ong ấm để làm dịu cổ họng. Ba mẹ chú ý chỉ cho trẻ trên 1 tuổi sử dụng mật ong.
Kết,
Như vậy, việc điều trị viêm phế quản ở trẻ em không quá khó. Quan trọng là phải theo dõi triệu chứng trẻ bị viêm phế quản và chăm sóc đúng cách. Để bệnh không tiến triển nhanh và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.