Hen phế quản (hen suyễn) là bệnh mạn tính đường hô hấp. Cần kết hợp nhiều loại thuốc để kiểm soát và giảm thiểu sự xuất hiện của các cơn hen. Thuốc trị hen phế quản bao gồm thuốc cắt cơn hen và thuốc ngăn chặn cơn hen. Hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng dùng thuốc có thể kiểm soát tốt các triệu chứng. Để tránh những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên tái khám định kỳ để theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh.
Tổng quan bệnh hen phế quản
Hen phế quản là bệnh gì?
Hen phế quản là một bệnh mãn tính của phổi. Phản ứng quá mức của đường thở với tác nhân nào đó. Khiến đường thở bị viêm và hẹp lại khiến người bệnh khó thở. Nếu không được kiểm soát tốt có thể gây khó nói hoặc bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Hiện tại không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen phế quản. Nhưng sử dụng đúng loại thuốc có thể giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả. Bệnh hen suyễn gây ra cơn hen cấp tính với các biểu hiện như:
- Khi tiếp xúc với chất gây kích ứng, người bệnh hắt hơi, ho, ngứa họng, sổ mũi.
- Khi lên cơn hen, người bệnh cảm thấy khó thở, thở khò khè, ho dai dẳng, đau ngực, co thắt các cơ hô hấp, vã mồ hôi, tím tái,… Trong một số trường hợp có thể dẫn đến suy hô hấp nặng.
Tác nhân gây hen phế quản phổ biến
Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh hen suyễn với từng người khác nhau. Tác nhân gây hen suyễn có thể là:
- Chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, mạt nhà, khói, nước hoa, dung dịch tẩy rửa.
- Tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Không khí lạnh đột ngột hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.
- Bệnh trào ngược dạ dày.
- Cảm xúc mạnh như buồn, sợ hãi, căng thẳng…
- Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm xoang, cảm lạnh, cúm…
- Chất bảo quản thực phẩm.
- Một số loại thuốc cũng có thể gây ra các cơn hen suyễn.
- Di truyền: Nếu ba mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh hen suyễn. Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn hơn những người khác.
- Các bé trai dễ mắc bệnh hen suyễn hơn các bé gái. Bệnh phổ hơn ở phụ nữ trưởng thành.
Điều trị hen phế quản như thế nào cho hiệu quả?
Hen phế quản là bệnh chưa thể điều trị dứt điểm nên bệnh vẫn để lại nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy phòng ngừa tái phát và kiểm soát triệu chứng lâu dài là yếu tố để ngăn chặn cơn hen. Do đó, các phương pháp điều trị bao gồm xác định yếu tố kích hoạt, các biện pháp ngăn chặn và theo dõi. Theo dõi hơi thở của bạn hằng ngày để kiểm soát cơn hen bất ngờ. Trong trường hợp lên cơn hen, bạn cần sử dụng thuốc hít tác dụng nhanh để cắt cơn kịp thời.
Thuốc trị hen phế quản bao gồm những gì?
Nếu bị hen phế quản, bạn nên tìm cách cắt cơn hen cấp tính và giảm nguy cơ tái phát. Do đó, điều quan trọng là phải biết nên dùng thuốc trị hen suyễn nào. Bệnh nhân hen phế quản nên dùng thuốc điều trị trong và ngoài cơn hen. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc này đều phải có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc trị hen phế quản cấp
Nếu cơn hen xảy ra, bệnh nhân hoặc người chăm sóc nên xác định sớm để dụng thuốc tốt ưu. Các loại thuốc được sử dụng trong cơn hen cấp tính bao gồm:
- Thuốc giãn phế quản: Đây là thuốc được sử dụng để giảm cơn hen suyễn bị co thắt. Thuốc thường được dùng dưới dạng phun sương hoặc ống hít. Thuốc giãn phế quản dùng trong cơn hen cấp để cắt cơn thường là thuốc chủ vận beta-blocker tác dụng ngắn. Có tác dụng nhanh trong vòng vài phút để cắt cơn khó thở như salbutamol, fenoterol, Terbutaline. Hoặc dùng thuốc kháng cholinergic tác dụng nhanh như ipratropium. Xịt theo liều chỉ định và quan sát trong 20 phút nếu cơn hen không đỡ thì tiếp tục xịt liều thứ 2. Nếu cơn hen nặng thì xịt thuốc và sau đó đến bệnh viện.
- Corticosteroid uống hoặc tiêm: Thường được sử dụng khi bệnh hen nặng không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.
Nên nhớ khi sử dụng thuốc cắt cơn hen không nên quá lạm dụng. Nếu bạn lên cơn hen dai dẳng, điều này cho thấy khả năng kiểm soát bệnh kém. Cần theo dõi, đánh giá lại và tăng cường thuốc kiểm soát hen.
Thuốc kiểm soát cơn hen
Đây là những loại thuốc mà người bệnh phải dùng liên tục trong thời gian dài. Để có thể kiểm soát được cơn hen và hạn chế cơn hen cấp. Những loại thuốc này bao gồm:
- Thuốc giãn phế quản kéo dài: Thuốc chủ vận beta-2 tác dụng kéo dài như ciclesonide, formoterol, salmeterol,… Thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài như tiotropium, theophylin. Thường được dùng bằng đường uống.
- Corticosteroid dạng hít: Điều trị viêm ở đường thở và làm thông thoáng. Một số loại thuốc thường dùng là Beclomethasone, Budesonide, Ciclesonide, Flunisolide, Fluticasone, Mometasone.
- Thuốc kháng leukotriene: Giống như các phương pháp điều trị hen phế quản dài hạn khác. Ngăn chặn các yếu tố gây ra các cơn hen hoặc co thắt phế quản nên dùng mỗi ngày. Các chất kháng leukotriene phổ biến bao gồm montelukast, zafirlukast,…
- Thuốc sinh học: Nếu bạn bị hen suyễn nghiêm trọng không đáp ứng với thuốc. Bạn có thể kiểm soát bệnh hen bằng dùng thuốc sinh học như omalizumab. Bạn có thể dùng thuốc này dưới dạng tiêm. Các chất sinh học cũng có thể ngăn chặn các tế bào gây viêm nhiễm.
Thuốc kiểm soát bệnh hen dài hạn giúp giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hen. Nhưng không kiểm soát được cơn hen cấp. Việc phân biệt 2 loại thuốc này rất quan trọng, bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó bạn phải đi khám thường xuyên để đánh giá khả năng kiểm soát bệnh hen và thay đổi thuốc phù hợp.
Kết,
Hy vọng bài viết giúp bạn biết nên dùng thuốc trị hen phế quản gì. Tất cả các loại thuốc đều được bác sĩ kê toa, bạn không sử dụng tùy tiện để giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.