Nghĩa vụ quân sự là một trong những trách nhiệm quan trọng của mỗi công dân đối với đất nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện nghĩa vụ này một cách dễ dàng và an toàn. Đặc biệt là những người có những bệnh lý về đường hô hấp như hen suyễn hay lao phổi. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mà còn gây ra những khó khăn và nguy cơ khi tham gia vào các hoạt động quân sự. Vậy nghĩa vụ quân sự của người hen suyễn ra sao?
Hen suyễn là gì
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Phế quản của những người mắc bệnh thường rất nhạy cảm và sẽ phản ứng kịch liệt đối với các yếu tố kích thích, thường là các chất gây dị ứng.
Khi các cơn hen suyễn xuất hiện, người bệnh thường có những triệu chứng như khó thở thở khò khè, ho và tức ngực. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị bệnh hen suyễn. Do đó, người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời. Và phải thường xuyên sử dụng thuốc để kiểm soát và hạn chế nguy cơ bộc phát các cơn hen cấp tính.
Hiện nay, có nhiều người cho rằng, bệnh hen rất dễ lây nhiễm nên họ thường cảnh giác với những người bị hen. Vậy bệnh hen phế quản có lây không?
Nghĩa vụ quân sự của người hen suyễn
Nếu một cá nhân bị mắc phải tình trạng hen nhẹ, có thể xảy ra việc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do không đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ, theo quy định của Thông tư 148/2018/TT-BQP. Điều 5 của Thông tư này mô tả rõ về các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ, trong đó có những người chưa đủ sức khỏe để phục vụ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
Một số trường hợp khác cũng được xem xét tạm hoãn, như lao động duy nhất phải chăm sóc thân nhân không khả năng lao động, con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động, và người có anh, chị hoặc em ruột đang phục vụ tại ngũ hoặc tham gia Công an nhân dân. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ sẽ được đưa ra theo các tiêu chí quy định.
Bệnh hen phế quản có lây không?
Trên thực tế, hen suyễn không phải là một căn bệnh truyền nhiễm. Không do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Các bác sĩ chuyên khoa khẳng định hen phế quản không lây truyền như mọi người vẫn nghĩ. Đây là một bệnh viêm mạn tính vô khuẩn kéo dài.
Khi bị bệnh, đường dẫn khí hoặc phế quản của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài. Khi bị kích thích các cơ của phế quản co lại khiến phế quản bị thu hẹp. Dẫn đến hiện tượng khó thở, thở khò khè, kèm theo tiếng ran rít. Mức độ cơn hen ở từng người bệnh là khác nhau, tùy vào độ kích thích các tiểu phế quản.
Theo một số nghiên cứu, tác nhân chính gây ra bệnh hen suyễn là do thay đổi thời tiết,. Cơ đia dị ứng với khói bụi, lông thú, phấn hoa, thực phẩm và khói thuốc lá.
Phòng ngừa bệnh hen phế quản
Một vấn đề quan trọng hơn từ việc quan tâm tới bệnh hen phế quản có lây không là phòng ngừa bệnh. Để có thể phòng tránh hen suyễn hiệu quả, cần tuân thủ những điều sau đây:
– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi nhà, lông động vật, phấn hoa,….
– Khng hút thuốc để tránh gây bệnh cho bản thân mình và người hít phải khói thuốc.
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
– Bệnh nhân dị ứng với loại thực phẩm nào thì cần tránh ăn uống loại thực phẩm đó.
– Phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp
– Tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
– Tập thể dục đều đặn, vừa phải.
– Ăn uống hợp lý, bổ sung trái cây và rau xanh.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Nghĩa vụ quân sự của người hen suyễn?” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.