Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Có những loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh hen suyễn và những loại khác có thể gây khởi phát cơn hen. Vậy hen suyễn dị ứng thực phẩm kiêng ăn và uống gì để bảo vệ sức khỏe tốt hơn?
Hen suyễn dị ứng thực phẩm kiêng ăn và uống gì?
Các loại nước cam, chanh đóng chai
Thức uống hàng đầu mà người mắc bệnh hen suyễn nên tránh là nước cam, chanh đóng chai. Vì chứa nhiều chất phụ gia, hương vị nhân tạo và hóa chất. Thay vào đó bạn nên dùng nước chanh hoặc cam tươi để hạn chế chất phụ gia đồng thời giúp cơ đường thở hoạt động tốt hơn.
Hạn chế rượu bia
Rượu, bia là chất chính gây khó thở, tác động xấu đến hệ thần kinh, đường hô hấp,.. Vì vậy, hãy tránh xa rượu, bia và các chất kích thích càng sớm càng tốt khi bị hen suyễn.
Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô thường được bảo quản bằng chất gọi là sulfite. Sulfites là một nhóm hóa chất gây khó thở cao mà bệnh nhân hen suyễn nên tránh. Trái cây và các loại rau củ sấy mà bệnh nhân hen suyễn nên tránh là nho khô, dứa, mơ, anh đào và rau củ đóng hộp.
Thực phẩm lên men
Tránh xa các loại thực phẩm ngâm chua như dưa chua nếu bạn có phản ứng với sulphites. Nước nho, rượu chát và một số loại nước giải khát cũng chứa chất này.
Thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đóng gói sẵn cũng thường chứa hàm lượng sulfite cao và chất bảo quản như sodium bisulfite, không tốt cho người bệnh hen suyễn. Vì vậy bạn cần tránh xa các loại thực phẩm như cá đông lạnh, khoai tây chiên, đồ ăn vặt,…
Thực phẩm dễ gây dị ứng
Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng có thể làm khởi phát cơn hen suyễn như lạc, lúa mì, đậu nành, sữa bò, tôm, cua,… Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh hen suyễn nên tránh xa những loại thực phẩm này.
Hạn chế thực phẩm nhiều muối
Theo các nghiên cứu, khi ăn thực phẩm nhiều muối, khí quản sẽ sinh ra đờm. Nhất là khi gặp gió lạnh độc dễ dẫn đến tắc đờm và hen suyễn.
Thực phẩm chứa sulfite
Một số thực phẩm tự nhiên cũng chứa sulfit là măng tây, hẹ, bắp, trứng, tỏi, rau diếp, cá hồi, các sản phẩm từ đậu nành và cà chua. Bạn nên cẩn thận khi sử dụng những thực phẩm này trong bữa ăn. Cho dù chế độ ăn uống hàng ngày không thể chữa khỏi bệnh hen suyễn nhưng góp phần quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh. Vì vậy, biết nên tránh ăn những gì khi bị hen suyễn có thể giúp hạn chế cơn hen tái phát.
Bị hen suyễn nên ăn gì?
Thực phẩm vitamin C
Các chuyên gia cho biết vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, bưởi, kiwi, súp lơ xanh, cà chua,… Những thực phẩm này giúp giảm triệu chứng thở khò khè, viêm mũi. Phản ứng dị ứng là do hàm lượng chất chống oxy hóa cao.
Thực phẩm vitamin D
Người bị hen suyễn nên ăn thực phẩm giàu vitamin D như sữa, nấm, cá hồi và trứng. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin D hàng ngày giúp giảm tỷ lệ nhập viện ở bệnh nhân hen suyễn nặng. Vitamin D được cho là làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên và cải thiện chức năng phổi.
Thực phẩm giàu omega 3
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Allergology International cho thấy dầu cá có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh viêm nhiễm như hen suyễn. Axit béo Omega-3, thường có trong cá béo. Đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh hen suyễn.
Thực phẩm magie
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là nhóm thực phẩm rất tốt cho người bị hen suyễn vì có khả năng kháng viêm. Bạn có thể bổ sung lượng magie bằng các loại thực phẩm sau:
- Rau xanh
- Quả bơ
- Các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu tây)
- Các loại hạt (hạt bí ngô, hạt điều, hạt dẻ)
- Cà chua
- Chuối
- Nghệ
- Sữa ngũ cốc, sản phẩm từ sữa
Thực phẩm vitamin A
Theo các chuyên gia, trong cơn hen, nồng độ vitamin A trong máu thường ít hơn người bình thường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của phổi. Vì vậy, để phổi và đường thở khỏe mạnh, người bệnh hen suyễn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, các loại rau lá xanh đậm, dứa, khoai lang,…
Alliums
Bên cạnh cải thiện hô hấp cần phải tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một số thực phẩm chứa Alliums có trong hành, hẹ tây,…
Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa
Vitamin A, C, E và caroten thường có trong trái cây hoặc rau màu vàng, đỏ, cam. Đây là những chất chống oxy hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa tổn thương phổi. Giúp làm lành vết viêm ở người bị hen suyễn và hạn chế viêm nhiễm. Cũng như cải thiện đường thở và tăng sức đề kháng của cơ thể đối với cảm lạnh.
Kết,
Nói chung, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ không chữa khỏi bệnh hen suyễn. Nhưng có thể giúp cải thiện các triệu chứng và sức khỏe tổng thể của bạn. Nếu bạn vẫn lo lắng hen suyễn dị ứng thực phẩm không nên ăn gì, nên ăn gì? Thì tham khảo ý kiến bác sĩ. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.