Hen suyễn là bệnh gì? Tại sao hen suyễn lại phổ biến ở trẻ em. Liệu hen suyễn có nguy hiểm và điều trị hen suyễn ở trẻ em như thế nào? Hãy cùng Kisho Asma tìm hiểu và giải đáp điều trị hen suyễn chú ý gì trong bài viết này.
Hen suyễn ở trẻ em
Hen suyễn còn được gọi với các tên khác là hen phế quản. Là bệnh lý liên quan tới phế quản. Đường thở bị viêm, sưng khiến đường thở xuất hiện chất nhờn, co thắt, phù nề. Từ đó khiến cho oxy không thể lưu thông trơn tru xuống phổi. Từ đó hình thành bệnh với các triệu chứng điển hình nhu khò khè, khó thở, nặng ngực.
Các triệu chứng hen suyển ở trẻ em
Ở trẻ em hen suyễn có rất nhiều triệu chứng khác nhau: có trẻ triệu chứng nhẹ cũng có trường hợp hen suyễn tới thưa, nhưng cũng có trẻ hen suyễn tới liên tục, dai dẳng
Những triệu chứng của hen suyễn mang đầy đủ điển hình của các bệnh lý đường hô hấp. Có thể kể tới như ho, khó thở, tức ngực. Do bị thu hẹp đường dẫn khí làm phổi. Tuy nhiên để nhận biết được hen suyễn bạn cần nắm những triệu chứng điển hình như:
- Ho
- Thở khó, thở khò khè, thở rít
- Thường xuất hiện vào ban đêm, vào thời tiết thay đổi
- Khi gắng sức hay hoạt động mạnh thì tình trạng càng nặng
- Hen khi tiếp xúc với chất gây kích thích như khói thuốc lá, lông động vật, phấn hoa,…
- Xuất hiện các triệu chứng nhưng không nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Đáp ứng tốt với thuốc điều trị hen
- Khám lâm sàn và chuẩn đoán
Bạn cần theo dõi quan sát trẻ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi thì bệnh rất khó chuẩn đoán. Vì vậy nếu có những dấu hiệu sớm hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để phát hiện bệnh và điều trị đúng cách cho trẻ.
Nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân khiến hen suyễn xảy ra ở trẻ em. Có thể kể tới như:
– Di truyền: Hen suyễn ở trẻ em phần lớn được cho là đến từ di truyền. Trong gia đình co người mắc hen suyễn thì tỷ lệ con mắc bệnh cao
– Do cơ địa: Hen suyễn ở trẻ có thể do cơ địa. Nếu trẻ bị chàm sữa hay mắc các bệnh cơ địa như viêm mũi dị ứng thì khả năng bị hen suyễn khá cao
– Do dị nguyên: Hen suyễn được hình thành do trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng phế quản như phấn hoa, khói thuốc, lông động vật, thời tiết thay đổi
– Do vi khuẩn, vi rút
Điều trị hen suyễn chú ý gì?
Khi trẻ bị hen suyễn thì việc điều trị cần lâu dài và đúng cách. Do hen suyễn không thể chữa trị dứt điểm. Vì vậy cha mẹ cần chăm lo, phòng ngừa bệnh hơn là chữa trị. Bạn cần xác định mục tiêu chữa trị hen cho trẻ chính là:
- Ngăn chặn hoặc làm giảm cơn hen bùng phát
- Giúp trẻ hoạt động thể dục thể thao, sinh hoạt bình thường như các bạn
- Không để lại tác dụng phụ từ thuốc
- Kiểm soát tối đa cơn hen cho trẻ
- Không để bệnh biến chuyển sang các bệnh lý nguy hiểm
Thông thường điều trị hen sẽ thường có:
- Thuốc kiểm soát cơn hen dài hạn nhằm làm giảm các triệu chứng viêm đường thở cho trẻ
- Thuốc cắt cơn nhằm giãn đường phế quản. Với công dụng giảm triệu chứng nhanh chóng, ngắn hạn, cắt cơn tức thì tránh lên cơn suyễn cấp
- Phòng ngừa hen suyễn tại nhà
Cha mẹ cần tuân thủ phác đò điều trị cho trẻ. Và đặc biệt tái khám định kỳ để biết rõ tình trạng hiện tại của trẻ. Và từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Kết
Điều trị hen suyễn ở trẻ em là quá trình lâu dài và cha mẹ cần theo dõi sát sao để giúp cải thiện bệnh. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!