Hen suyễn là bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Số người mắc bệnh trên thế giới ở khoảng 300 triệu người. Hen suyễn nếu không được chẩn đoán và điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Cùng Kisho Asma tìm hiểu cách chẩn đoán xét nghiệm bệnh hen suyễn chuẩn xác nhất nhé!
Hen suyễn có những diễn biến như thế nào?
Hen suyễn là bệnh gì?
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh mạn tính đường hô hấp. Bệnh khiến lớp niêm mạc của ống phế quản dễ nhạy cảm hơn. Ống phể quản sẽ bị phù nề và kích ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích dị ứng. Tình trạng này gây nên các cơn co thắt khiến đường dẫn khí trong ống thở bị thu hẹp, giảm lưu thông không khí vào phổi.
Hen suyễn có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm
Trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh hen suyễn nhất. Tuy nhiên người trưởng thành vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Các cơn hen suyễn thường tái phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống của người bệnh.
Bệnh hen suyễn rất khó để điều trị dứt điểm. Trong các đợt hen suyễn cấp tính, nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy hô hấp, ngừng hô hấp dẫn đến đến tổn thương não
- Tràn khí màn phổi
- Xẹp phổi
- Khí phế thũng
Đối với phụ nữ mang thai mắc hen suyễn sẽ dễ gặp các biến chứng nguy hiểm cho thai kì như:
- Xuất hiện âm đạo
- Sản giật
- Sinh non, thậm chí gây sảy thai…
Phụ nữ bị hen suyễn cũng thường không có thai kì khỏe mạnh như bình thường. Trẻ có mẹ mắc bệnh hen suyễn thường nhẹ cân, hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh hơn.
Chẩn đoán xét nghiệm bệnh hen suyễn chuẩn xác nhất
Dựa vào các đặc trưng mà các chuyên gia hô hấp chia thành 2 nhóm chẩn đoán xét nghiệm bệnh hen suyễn sau:
Yếu tố tiền sử gia đình, bản thân và các triệu chứng về hô hấp
- Có tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc các bệnh về dị ứng như: hen suyễn, viêm da dị ứng,…
- Bệnh hen suyễn thường có các triệu chứng điển hình là ho, khó thở, thờ khò khè, nặng ngực…
- Mức độ và thời gian xuất hiện của các triệu chứng có tính chất thay đổi
- Các triệu chứng thường xuất hiện và có dấu hiệu nặng hơn khi về đêm hoặc gần sáng
- Thời tiết thay đổi đột ngột, lao động hoặc vận động mạnh gắng sức
- Tiếp xúc với các chất kích thích gây dị ứng
- Sau khi nhiễm virus, vi khuẩn về đường hô hấp (cảm lạnh, sốt siêu vi…)
- Dịch mũi tiết ra nhiều và có thể xuất hiện polyp mũi.
Dựa vào các phương pháp, kỹ thuật xét nghiệm bệnh hen suyễn
- Nghe phổi: Nghe thấy có tiếng rít như ngáy ở hai phế trường phổi.
- Quan sát lồng ngực: Lồng ngực có hiện tượng nở ra nhiều hơn khi hít vào. Các dấu hiệu khác cho thấy đường dẫn khí bị hẹp lại với cơ vùng cổ có hiện tượng bị co kéo, vai so…
- Đo chứng năng hô hấp khi thở ra, gồm lưu lượng thể tích khi gắng sức thở ra ở giây đầu tiên (FEV1) và lưu lượng đỉnh (PEF).
Sau khi người bệnh đã dùng thuốc giãn phế quản thì tiến hành đo lại. Khi FEV1 tăng >200ml và >12% so với giá trị cơ sở; PEF tăng >60 lít/phút và >20% sau khi đã dùng thuốc giãn phế quản thì người bệnh được chẩn đoán là đã mắc bệnh hen suyễn.
- Xét nghiệm mức độ dị ứng da
- Xét nghiệm máu
- Hít kháng nguyên đặc thù có thể gây bệnh hen suyễn
Ngoài ra người bệnh còn được chẩn đoán bệnh hen suyễn bằng các phương pháp khác như: chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), siêu âm tim, đo điện tim…
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin về Chẩn đoán xét nghiệm bệnh hen suyễn chuẩn xác nhất. Nếu bạn quan tâm đến liệu trình điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn, hãy liên hệ với Kisho Asma qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.