Với những người mắc bệnh hen suyễn thì các loại thuốc xịt hít được coi là “vũ khí” không thể thiếu để phòng ngừa và kiểm soát các cơn hen. Tuy nhiên, có những loại thuốc xịt hen phế quản nào trên thị trường hiện nay thì không phải ai cũng biết. Vậy, bản chất và cách sử dụng của các loại thuốc này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Thuốc xịt hen phế quản là gì?
Thuốc xịt hen phế quản là một khái niệm dùng để chỉ một dạng thuốc hóa hơi để để đưa thẳng hoạt chất vào đường hô hấp thông qua miệng, giúp cắt cơn hen ngay lập tức. Các loại thuốc này thường được thiết kế nhỏ gọn, vừa tay cầm. Và dễ dàng mang theo bên mình.
Bên trong lọ thuốc thường chứa dạng hơi hoặc dạng lỏng, khi tác động vào phế quản sẽ giúp mở rộng đường thở để hỗ trợ người dùng thoát khỏi nguy cơ bị tắc thở khi gặp cơn hen cấp tính. Tất nhiên, loại thuốc này cũng được dùng hàng ngày để phòng ngừa các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Các loại thuốc xịt hen phổ biến hiện nay
Ventolin Inhaler- thuốc xịt hen phế quản dạng phun sương
Ventolin Inhaler là một loại thuốc xịt rất phổ biến. Được điều chế dưới dạng lỏng và vòi xịt được thiết kế để xịt phun sương. Điều này rất hữu ích đối với việc phát tán thuốc trong đường thở. Thành phần của thuốc là một hoạt chất mang tên Salbutamol dạng sulfate, Thuốc có thể làm giãn phế quản và kích thích đường thở nhanh chóng. Nó có thể sử dụng để điều trị hen cấp tính hoặc dùng cho việc phòng ngừa. Thậm chí, ngay cả người từng có tiền sử bệnh tim mạch hoặc huyết áp cũng có thể dùng được.
Tuy nhiên, thời gian tác dụng của Ventolin Inhaler lại rất ngắn. Chỉ kéo dài khoảng 4 giờ và gần như nó không có khả năng chống viêm. Khi sử dụng các loại thuốc khác như thuốc nhuận tràng, thuốc có chứa steroid hay thuốc lợi tiểu. Nó có thể khiến cơ thể bị giảm Kali. Đồng thời, gây ra các tác dụng phụ như khó ngủ, tăng nhịp tim hay đau đầu.
Seretide- thuốc xịt hen phế quản dạng hít
Khác với Ventolin Inhaler, Seretide Evohaler lại là thuốc xịt dạng hít giúp làm giãn phế quản trong thời gian dài với tác dụng lên tới 12 giờ đồng hồ. Thành phần của loại thuốc này cũng có sự khác biệt. Nó có chứa Corticosteroid nên có khả năng chống viêm và giảm sưng hiệu quả. Song, cũng chính vì thành phần có chứa corticoid nên bạn cần chú ý súc miệng bằng nước muối ấm sau khi xịt thuốc xong để giúp tránh bị nấm miệng.
Seretide Evohaler thường chỉ được dùng trong trường hợp dự phòng. Giúp cải thiện chức năng của phổi chứ không thể cắt ngay các cơn ho cấp tính. Hơn nữa, nếu sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài, người bệnh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh phổi mãn tính.
Spiriva Respimat- thuốc xịt hen phế quản dạng hạt mịn
Spiriva Respimat là một trong những sản phẩm thuốc xịt dạng hạt mịn. Theo đó, thuốc trong bình được bào chế dưới dạng lỏng. Sau khi đi qua một hệ thống đẩy lò xo sẽ biến thành dạng khí dung. Do đó, lượng thuốc phát tán trong phổi nhiều hơn và thời gian phóng thích thuốc lớn cũng lớn. Song, điểm trừ của loại thuốc này là dụng cụ xịt chưa được lắp sẵn vào bình. Nên thường gây khó khăn cho người bệnh trong khi sử dụng.
Thành phần chính của thuốc Spiriva Respimat là hoạt chất Tiotropium. Có khả năng kháng Cholinergic và ức chế cạnh tranh với Acetylcholin. Do đó, chúng có khả năng làm giãn phế quản, mở rộng đường thở và giúp không khí ra vào phổi dễ hơn. Do đó, chúng thường được dùng cho các trường hợp khó thở kịch phát hoặc điều trị cho các bệnh nhân mắc COPD. Tuy nhiên, chúng cần tránh dùng cho các cơn co thắt phế quản cấp.
Khi sử dụng Spiriva Respimat, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ điển hình như khô miệng, nhiễm khuẩn hô hấp trên. Ngoài ra, các hiện tượng như đau ngực, phù, nổi ban, trầm cảm, tăm cholesterol, tăng đường huyết, khó tiêu, trào ngược hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoàn toàn có thể xảy ra.
Kết hợp dùng thuốc xịt cắt cơn và thuốc hen suyễn KISHO ASMA
KISHO ASMA là một loại thuốc Đông y mà nhiều bệnh nhân bị hen suyễn tin dùng. Thuốc này được làm hoàn toàn từ các thành phần thiên nhiên như tử tô tử, bột bồng bồng, bột rẻ quạt,… Đây là một sản phẩm an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả cao.
Sau khoảng 2 tháng sử dụng, bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng của bệnh giảm thiểu đáng kể. Khi đó, bệnh nhân có thể cắt giảm hoặc ngừng sử dụng thuốc Tây y. Sau khoảng 5 tháng sử dụng KISHO ASMA, tần suất tái phát cơn hen và các ổ viêm nhiễm sẽ giảm thiểu đáng kể. Nếu bệnh nhân kiên trì sử dụng KISHO ASMA, bệnh hen suyễn có thể không tái phát nữa.
Kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Các loại thuốc xịt hen phổ biến hiện nay” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.