Hen suyễn là một bệnh viêm đường hô hấp mãn tính và là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Những bệnh nhân hen phế quản ở trẻ em này nếu không được điều trị tích cực thì khoảng 1/3-1/2 có thể trở thành bệnh suyễn bội nhiễm. Vậy bệnh suyễn bội nhiễm ở trẻ em khó điều trị không?
Bệnh suyễn bội nhiễm ở trẻ em là gì?
Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng. Bội nhiễm có thể hiểu là ngoài bệnh lý chính. Người bệnh còn nhiễm trùng thêm một số loại vi trùng, vi khuẩn khác.
Bệnh hen phế quản bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra trên bệnh lý nền hen phế phế quản và đến sau mỗi đợt cấp của hen phế quản. Đây là tình trạng nặng của bệnh hen phế quản thông thường. Người bệnh mắc hen phế quản (hen suyễn) luôn tồn tại tình trạng viêm mạn tính đường thở kèm theo tăng đáp ứng phế quản với các yếu tố nội sinh và ngoại lai. Gồm cơ trơn co thắt, phù nề niêm mạc, tăng xuất tiết phế quản.
Nếu bị thêm tình trạng bội nhiễm, các ổ nhiễm trùng có thể di chuyển xuống nhu mô phổi và phế nang gây tình trạng viêm phổi và viêm nhiễm các cơ quan hô hấp khác. Làm quá trình điều trị hen phế quản vốn đã phức tạp nay còn khó điều trị hơn.
Cha mẹ có thể làm gì để ngăn ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ em?
Giữ phòng sạch sẽ, thông thoáng
Bụi và vi khuẩn trong không khí là dị nguyên chính gây ra bệnh hen suyễn. Vì vậy, trong cuộc sống cần chú ý vệ sinh trong nhà, thường xuyên thông gió, duy trì độ ẩm không khí. Trong thời gian có dịch, chú ý giữ gìn vệ sinh, rửa tay thường xuyên. Hạn chế tiếp xúc với người nhà mắc bệnh viêm đường hô hấp. Thường xuyên đeo khẩu trang.
Chú ý thời tiết, đề phòng cảm lạnh,
Thời tiết chuyển mùa nên tăng cường chăm sóc điều dưỡng, cho trẻ mặc quần áo ấm, chống lạnh để tránh bị hen suyễn do cảm lạnh nhiều lần. Những gia đình có điều kiện có thể tiêm phòng trước trong mùa cúm cũng có thể giảm khả năng mắc bệnh hen suyễn do cảm lạnh.
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng
Trẻ bị dị ứng với mạt bụi hoặc lông động vật nên hạn chế tiếp xúc với mạt bụi và lông động vật. Trẻ có chế độ ăn uống cân bằng, dinh dưỡng hợp lý. Nhưng cần chú ý tránh những thực phẩm mà trẻ bị dị ứng. Giữ trẻ tránh xa khói thuốc thụ động và giảm tiếp xúc với trẻ
Tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ
Sinh hoạt điều độ, đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc. Vận động điều độ như chạy bộ, bơi lội để giúp tăng cường thể lực.
Điều trị dành cho trẻ bị hen suyễn bội nhiễm?
Nếu trẻ bị hen suyễn thì phải bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt, tuân thủ nguyên tắc điều trị lâu dài, liên tục, tiêu chuẩn hóa và cá nhân hóa. Không được tự ý ngừng thuốc để tránh bị hen suyễn. Làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn và các cơn cấp tính. Và đạt được sự kiểm soát lâu dài.
Để điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em, cần:
Giảm thiểu hoặc tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố rủi ro. Bao gồm các chất gây dị ứng, thay đổi khí hậu đột ngột, thay đổi tâm trạng,
Hạn chế đồ uống lạnh và đồ ngọt, kiểm soát đồ chiên rán. Thường xuyên đến bệnh viện tái khám để điều chỉnh kế hoạch điều trị.
Bệnh hen suyễn cần dùng thuốc lâu dài theo lời khuyên của bác sĩ. Không thể đợi cơn hen cấp mới dùng thuốc, tự ý dừng thuốc chỉ vì thấy bệnh thuyên giảm.
Trẻ em bị hen suyễn nên tránh tập thể dục gắng sức, nhưng nên vận động. Trẻ thể chất yếu, sức đề kháng kém, cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng trong nhà để tăng cường thể chất.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Bệnh suyễn bội nhiễm ở trẻ em khó điều trị không?” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.