Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Cùng tìm hiểu một số thông tin về bệnh hen suyễn nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết dưới đây.
Bệnh hen suyễn nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khởi phát cơn hen phế quản. Một số các nguyên nhân phổ biến như:
Khói thuốc lá
Khói thuốc lá không tốt cho tất cả mọi người, nhất là những người bị hen suyễn. Hít phải khói thuốc thụ động cũng có thể gây cơn suyễn.
Mạt bụi
Mạt bụi có hầu hết ở khắp mọi nơi. Để phòng ngừa cơn suyễn, bé nên vệ sinh sạch vỏ gối, vỏ nệm. Không nên dùng gối có ruột bằng lông ngỗng, chăn lông, không để thú nhồi bông ở phòng ngủ. Khi giặt đồ nên giặt ở chế độ nước nhiệt độ nhất để loại bỏ tối đa mạt bụi.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm từ các xí nghiệp, nhà máy, xe cộ và các nguồn khác có thể gây cơn suyễn. Mẹ nên chú ý tới dự báo chỉ số chất lượng không khí để điều chỉnh ngoài trời cho bé.
Dị ứng với gián
Loại bỏ gián trong nhà bằng cách loại bỏ mẩu vụn thực phẩm, hút bụi hoặc quét sạch những nơi có thể sinh sôi gián. Dùng xịt gián, vệ sinh nhà cửa để giảm thiểu số gián trong nhà.
Thú nuôi
Lông thú nuôi có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Nên hút bụi thường xuyên. Sàn nhà bằng gỗ hay gạch lát cần lau bằng khăn ẩm mỗi tuần.
Nấm mốc
Hít thở phải nấm mốc cũng có thể gây ra cơn suyễn. Nấm mốc thường phát triển mạnh ở môi trường có độ ẩm cao. Có thể giữ độ ẩm thấp bằng cách dùng điều hòa không khí hoặc máy giảm độ ẩm.
Khói do đốt gỗ
Khói do đốt gỗ hoặc thực vật khác tạo nên hỗn hợp khí thải độc hại. Hít phải quá nhiều khói là nguyên nhân gây hen suyễn.
Các nguyên nhân hen suyễn khác
- Nhiễm trùng do cảm cúm, cảm lạnh, siêu vi hợp bào hô hấp đều có thể gây hen suyễn. Viêm xoang, dị ứng, hít phải hóa học và bị trào ngược axit cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn.
- Đốt nhang, nến gây ra các hạt vô cơ, ảnh hưởng đến việc kiểm soát triệu chứng hen suyễn.
- Hít không khí lạnh và khô, dùng các loại thuốc như aspirin, thực phẩm, gia vị và hương thơm có thể gây bệnh.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Chất bảo quản thực phẩm (sulfite) có trong tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô và nước chanh đóng chai
Bệnh hen suyễn nguyên nhân và cách điều trị
Sử dụng các loại thuốc kiểm soát triệu chứng suyễn dài hạn bao gồm:
Corticosteroid dạng hít
Các loại thuốc này bao gồm fluticasone, budesonide (Pulmicort). Đa phần corticosteroid dạng hít thường được kê trong quá trình chữa trị. Trong vài ngày đến vài tuần, bé sẽ phải dùng loại thuốc này cho tới khi đạt được hiệu quả tối đa. Không nên dùng lâu dài vì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng ở bé, nhưng rất ít.
Đa phần các trường hợp, lợi ích đạt được từ việc kiểm soát hen suyễn có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc.
Thuốc điều biến leukotriene (leukotriene modifier)
Chẳng hạn như montelukast (Singulair) có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng bệnh suyễn ở bé do siêu vi.
Có các ít trường hợp, các loại thuốc này có liên quan đến các phản ứng tâm lý như kích động, ảo giác, gây hấn, trầm cảm và suy nghĩ tự tử. Nếu bé có bất kỳ phản ứng nào, hãy cho bé đến các cơ sở tư vấn y tế ngay.
Theophylline
Theophylline làm giãn các cơ phế quản, có nhiều tác dụng phục khác nên không được dùng thường xuyên cho bé.
Thuốc cắt cơn nhanh
Để cắt cơn hen suyễn ở bé nhanh chóng khi bé lên cơn, thuốc cắt cơn nhanh còn được gọi là thuốc cấp cứu sẽ được chỉ định dùng:
Các thuốc giãn phế quản dạng hít (salbutamol, levalbuterol và pirbuterol)
Nó giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng cơn suyễn. Các loại thuốc này bắt đầu tác dụng sau vài phút và thời gian tác động kéo dài nhiều giờ.
Ipratropium (Atrovent)
Thuốc này để làm giãn đường hô hấp, áp dụng chủ yếu cho bệnh khí thũng và viêm phế quản mạn tính, trong tùy tình huống cũng được dùng để chữa trị cơn suyễn.
Corticosteroid dạng uống và tiêm tĩnh mạch: Viêm đường hô hấp gây ra bởi bệnh suyễn nặng có thể giảm viêm bằng Corticosteroid nhưng khi dùng lâu dài, thuốc có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Vậy nên chỉ được dùng để chữa trị các triệu chứng hen suyễn nặng trong thời gian ngắn.
Bệnh hen suyễn nguyên nhân và cách điều trị cùng Kisho Asma
Hen phế quản theo quan điểm Đông y chính là không khí bị ứ động, không được lưu thông, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng, xuất hiện tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn). Hen phế quản liên quan trực tiếp tới 3 Tạng Tỳ – Phế – Thận, do sự suy yếu và mất cân bằng của 3 tạng này gây nên.
Dựa trên kinh nghiệm trăm năm y học cổ truyền, đã thành công trong việc bào chế thuốc hen từ thảo dược dưới dạng cao lỏng, thuốc Kisho đã đạt hiệu quả điều trị hen phế quản tận gốc theo nguyên lý của y học cổ truyền và có những ưu điểm nổi trội.
Việc sử dụng thuốc y học cổ truyền để điều trị hen mạn tính mang lại những lợi ích vượt trội, bao gồm tác động trực tiếp vào nguyên nhân gốc của bệnh, tăng cường sức đề kháng, hiệu quả và an toàn trong việc phòng chống dị ứng.
Kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Bệnh hen suyễn nguyên nhân và cách điều trị” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.