Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không? Hen phế quản là bệnh mãn tính có thể để lại nhiều biến chứng rất nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời. Đây là bệnh lý hô hấp có thể tái phát nhiều lần nên cần kiểm soát và dự phòng đúng cách. Hãy tham khảo bài viết này để biết thêm về bệnh hen phế quản nguy hiểm như thế nào?
1. Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh hen phế quản là gì?
Bệnh hen phế quản là một dạng viêm đường hô hấp mãn tính. Bệnh kéo dài và nặng dần khi gặp các yếu tố bất lợi bên ngoài như vận động, thời tiết thay đổi, nhiễm virus hoặc phơi nhiễm với dị nguyên. Khi cơn hen phế quản kéo đến, bệnh nhân sẽ cảm thấy co thắt đường hô hấp, ngạt thở, thiếu không khí ở đường thở, ho, thở khò khè, đau tức ngực,…
Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên gia đầu ngành hô hấp nhận định bệnh hen phế quản là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 235 triệu người mắc bệnh hen phế quản. Hằng năm, thế giới có hàng nghìn người tử vong do cơn hen phế quản.
Khi cơn hen phế quản ập tới, đường dẫn khí bị kích ứng khiến các cơ hô hấp bị co lại, thu hẹp làm cho không khí không thể di chuyển đến phổi gây ngạt thở. Nếu triệu chứng kéo dài mà không được sơ cứu thì bệnh nhân sẽ dễ ngạt thở và tử vong.
Bệnh hen phế quản kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu các bệnh nhân chủ quan không tìm hiểu và dự phòng biến chứng thì rất nguy hiểm cho tính mạng.
Cơn hen phế quản sẽ khiến bệnh nhân ngạt thở trong vài phút và dễ dẫn đến tử vong. Kèm theo đó là các biến chứng nguy hiểm như tràn khí phế nang do ho kéo dài, đau tức ngực do cố gắng thở. Nếu bị bệnh hen phế quản lâu năm có thể biến chứng ra khí phế thủng, suy tim. Đây là lúc bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nhất.
2. Hiện trạng mắc bệnh hen phế quản ở Việt Nam
Ở nước ta, Người mắc bệnh hen phế quản chiếm đến 5% tổng doanh số. Tức là gần 5 triệu người. Tỷ lệ người mắc hen phế quản tập trung cao nhất ở trẻ em từ 12-13 tuổi.
Hà Nội, ở ngoại thành có 6,7 % trẻ em mắc bệnh. Ở nội thành có 8,1 % trẻ em mắc bệnh.
TP Hồ Chí Minh có số ca mắc hen phế quản ở trẻ em rất cao lên đến 29,1%, tập trung ở trẻ em dưới 18 tuổi.
Bệnh hen phế quản cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng nếu không can thiệp điều trị kịp thời
3. Cách xử lý khi lên cơn hen phế quản cấp tính
Bệnh nhân nên có các biện pháp dự phòng và kiểm soát cơn hen phế quản cấp tính để tránh rủi ro. Bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:
3.1. Phòng ngừa cơn hen phế quản cấp tính:
Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây nên cơn hen suyễn cấp tính như khói thuốc, hóa chất độc hại, mùi nồng gắt, nhiễm lạnh, làm việc quá sức,…
Thiết lập chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Ăn những món ăn tốt cho sức khỏe, vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa cơn hen phế quản.
3.2. Kiểm soát cơn hen phế quản
Sử dụng bình xịt thuốc định liều
Sử dụng bình xịt thuốc vào đường hô hấp nhanh chóng và đúng cách. Sử dụng các loại thuốc giãn phế quản như Salbutamol hoặc Formoterol. Các loại thuốc này có tác dụng ngắn, giảm bớt khó thở sau 2-5 phút sử dụng.
Cách dùng: khi lên cơn hen phế quản thì xịt ngay 2 lần thuốc vào họng. Nếu vẫn chưa thấy giảm tình trạng khó thở thì xịt tiếp 2 lần cách nhau 5-7 phút.
Thực hiện các hình thức hỗ trợ nghỉ ngơi. Nếu tình trạng khó thở không thuyên giảm sau 3 lần xịt hoặc vài tiếng sau lên cơn hen lại thì phải đến ngay phòng cấp cứu để bác sĩ chuyên khoa can thiệp.
Một số cách kiểm soát cơn hen phế quản tại nhà đơn giản dành cho trường hợp nhẹ
Sử dụng trà và cafe
Trà và cafe chứa cafein có khả năng ngăn chặn và làm dịu cơn hen phế quản. Chúng có thể cải thiện chức năng đường hô hấp đến 4 tiếng. Đây là biện pháp kiểm soát hen suyễn dự phòng khi bệnh nhân không có bình xịt thuốc bên cạnh.
Dầu Khuynh Diệp là dịu cơn hen phế quản
Bệnh nhân nên mang theo một lọ dầu khuynh diệp bên mình đề phòng quên thuốc xịt hoặc hết thuốc. Dầu khuynh diệp có công dụng làm giảm triệu chứng hen phế quản. Sử dụng dầu khuynh diệp để xông hơi hằng ngày cũng giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn. Bạn có thể cho vài giọt dầu vào máy xông hơi hoặc nước ấm để hít.
Nên mua dầu khuynh diệp chất lượng để tránh sản phẩm chứa hóa chất độc hại khiến bệnh tình càng nặng hơn.
Ngồi thẳng lưng và tập hít thở nhẹ nhàng, thực hiện biện pháp hỗ trợ nghỉ ngơi đúng cách
Khi lên cơn hen phế quản, bạn nên giữ bình tĩnh và thực hiện các biện pháp hỗ trợ nghỉ ngơi trước. Ngồi thẳng lưng để ống phế quản được mở rộng dễ dàng, giúp lưu thông không khí vào phổi. Bạn hãy tập hít thở từ từ, nhẹ nhàng, không nên thở nhanh, thở mạnh sẽ làm tình hình nghiêm trọng hơn.